ClockThứ Ba, 09/12/2014 13:54

Từ 2 xã “cán đích” của Phong Điền

TTH - Phong An và Phong Hải – hai xã đầu tiên của huyện Phong Điền "cán đích" nông thôn mới (NTM) trong năm 2014 đã có cách làm hay, sáng tạo, tạo sự đồng thuận trong nhân dân...

Xây dựng các mô hình lúa mới, góp phần nâng tiêu chí về thu nhập bình quân đầu người của người dân Phong An từ 22,6 triệu đồng/năm (2011) lên 26,7 triệu đồng/năm (2014)

Năm 2014, huyện Phong Điền có 2 xã đạt chuẩn NTM là Phong An, Phong Hải. Năm 2015, huyện tiếp tục phấn đấu có thêm 4 xã đạt chuẩn NTM là: Điền Hòa, Phong Hòa, Phong Hiền và Phong Mỹ.

Những ngày đầu triển khai chương trình xây dựng NTM, người dân vẫn “hoài nghi” về tính hiệu quả của chương trình. Họ đặt câu hỏi: Chương trình sẽ đem lại lợi ích gì cho cho mình? Thắc mắc của người dân đã được minh chứng qua từng buổi tiếp xúc, đối thoại, trao đổi giữa chính quyền địa phương và người dân từ cơ sở. Trong đó, phải kể đến đội ngũ cán bộ mặt trận, các đoàn thể đã hết mình, hết sức vì công việc chung. Trước những vấn đề khó khăn, đội ngũ này luôn gần dân nhằm giải thích, làm rõ để người dân hiểu từ đó đi đến thống nhất cao.

- “Các thôn của xã đều tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt theo tiêu chí NTM đặt ra. Chỉ có 2 thôn vùng gò đồi là Vĩnh Hương và Phường Hóp còn gặp khó khăn. Tuy nhiên, khi được đầu tư thùng rác, triển khai cam kết, vận động tuyên truyền, người dân 2 thôn cũng đã hiểu và thực hiện theo quy định. Đến nay, 7/7 thôn của xã đều tổ chức tốt việc thu gom, xử lý rác thải. Đây là điều kiện thuận lợi để xã hoàn thành tiêu chí NTM về môi trường” - ông Hồ Đôn, Chủ tịch UBND xã Phong An nhớ lại.  
- “Dễ làm trước, khó làm sau” là phương châm đặt ra trong quá trình xây dựng NTM ở Phong An và Phong Hải. Cán bộ, đảng viên làm trước; quần chúng, nhân dân làm sau. Đất sản xuất, các công trình gắn liền trên đất của người dân tưởng chừng như khó khăn nhất, nhưng khi vận động người dân tự nguyện hiến, giải phóng để xây dựng, mở rộng các công trình dân sinh như đường sá, trường học, nhà mẫu giáo... thì người dân rất đồng tình, hưởng ứng. Ông Hoàng Thành, thôn Phò Ninh, xã Phong An cho biết: - “Việc gì gắn với quyền lợi, trách nhiệm của dân, luôn được người dân đồng tình, ủng hộ. Bản thân tui hiến 500m2 đất lúa hai vụ mà không đòi hỏi gì để mở rộng đường giao thông nông thôn”.
Ngay khi chương trình xây dựng NTM về với Phong An và Phong Hải, việc làm đầu tiên của Đảng bộ, chính quyền hai xã là phân công cán bộ, đảng viên phụ trách từng lĩnh vực, địa bàn để tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo đôn đốc thực hiện các tiêu chí đạt kết quả cao nhất. - “Môi trường và giao thông chính là hai tiêu chí khó khăn nhất đối với xã khi triển khai chương trình xây dựng NTM. Khó vì nguồn vốn lớn, môi trường nông thôn lâu nay chưa thực sự chú trọng, nên để thực hiện cần có thời gian. Tuy khó, nhưng không phải không thực hiện được” - Chủ tịch UBND xã Phong Hải Nguyễn Viết Từ cho biết.
Ngoài nguồn vốn của Trung ương, tỉnh, huyện, xã, nhân dân Phong An, Phong Hải còn tích cực đóng góp để xây dựng các tuyến đường giao thông trục thôn; xây dựng, nạo vét kênh, đập... bằng cách huyện hỗ trợ xi măng, xã hỗ trợ cát sạn và người dân bỏ ngày công, tự nguyện giải phóng mặt bằng. - “Tổng nguồn vốn xây dựng NTM của xã từ năm 2010 đến 2014 hơn 147 tỷ đồng. Trong đó, không kể nguồn ngân sách của Trung ương, tỉnh, huyện, xã và các nguồn khác, thì người dẫn đã tự nguyện đóng góp hơn 10 tỷ đồng. Một con số khá ấn tượng, minh chứng cho sự đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền địa phương và nhân dân”. Chủ tịch UBND xã Phong An, ông Hồ Đôn phấn khởi.
Đến thời điểm này, Phong An và Phong Hải đều đạt 19/19 tiêu chí theo quy định của chương trình xây dựng NTM. Ngoài, tiêu chí về quy hoạch, thì vấn đề khó như giao thông, môi trường đã cơ bản giải quyết. Ở Phong An, đường trục xã, liên xã bê tông hóa đạt 100%; đường ngõ, xóm không lầy lội vào mùa mưa cũng đã đạt tỷ lệ 100%. Ở Phong Hải, tuy thuận lợi hơn về giao thông, nhưng vấn đề môi trường vẫn là điều đáng quan tâm của địa phương. Tuy nhiên, đến nay, Phong Hải đã giải quyết được khó khăn về tiêu chí môi trường. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đã đạt 85%; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường. 5/5 thôn có tổ thu gom rác thải về nơi quy định. Quy hoạch 2 điểm nghĩa trang và xây dựng hệ thống thoát nước thải khu dân cư cũng đã được thực hiện tương đối hoàn thiện.
Từ thực tế xây dựng NTM ở Phong An, Phong Hải bài học phát huy dân chủ, khơi dậy tình thần đoàn kết, thống nhất cao luôn được đề cao và có giá trị trong bất cứ hoàn cảnh, thời điểm nào. Đó cũng là lý do để Phong An và Phong Hải “cán đích” sớm theo lộ trình xây dựng NTM của huyện Phong Điền.
Bài, ảnh: Anh Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Chiều 15/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án (DA) mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Tháo gỡ mặt bằng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương

Mặt bằng thi công Dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương chưa giải phóng hoàn toàn, mới chỉ đủ để triển khai phần cầu. Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) nhằm đáp ứng tiến độ thi công DA.

Tháo gỡ mặt bằng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương
Tạo động lực tăng trưởng cửa ngõ phía nam

Theo các quy hoạch chiến lược của tỉnh, huyện Phú Lộc trở thành cụm động lực tăng trưởng phía nam; trong đó xã Lộc Sơn nằm cửa ngõ phía bắc huyện đang phấn đấu trở thành đô thị loại V, góp phần quan trọng cho sự thành công trên.

Tạo động lực tăng trưởng cửa ngõ phía nam
Return to top