Từ 2015, khám vượt tuyến sẽ không được bảo hiểm thanh toán
TTH.VN - Từ năm 2015, người bệnh khi vượt tuyến trung ương, quỹ bảo hiểm y tế sẽ thanh toán 40% chi phí thay vì 30% như hiện nay nhưng chỉ với điều trị nội trú, khám kê đơn sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả.
Đây là một trong những điểm mới được quy định trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế được Bộ Y tế đưa ra trong cuộc họp cung cấp các thông tin cho báo chí tổ chức chiều 23/12, tại Hà Nội.
![]() |
Từ năm 2015, có nhiều quy định về thanh toán khám chữa bệnh được thay đổi theo Luật bảo hiểm y tế sửa đổi |
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, thông tư nghị định hướng dẫn thực hiện đều bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2015.
Ông Lê Văn Khảm, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay khi đi khám, chữa trái tuyến, người bệnh sẽ được chi trả ở các mức 30, 50 và 70% chi phí tùy theo loại bệnh viện. Tuy nhiên từ ngày 1/1/2015, khi vượt tuyến trung ương, người bệnh được thanh toán ở mức 40% nhưng chỉ áp dụng với trường hợp nằm viện điều trị nội trú; người đi khám, kê đơn, điều trị ngoại trú sẽ không được thanh toán.
Tương tự với người bệnh khi vượt tuyến tỉnh, mức hưởng sẽ là 60% chi phí nhưng cũng chỉ áp dụng với điều trị nội trú.
Với tuyến huyện, mức hưởng trong năm 2015 của người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ là 70% chi phí khám, chữa bệnh. Từ 1/1/2016, sẽ là 100% chi phí trong cùng địa bàn tỉnh.
Trong công tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, từ ngày 1/1/2016, Bộ Y tế cũng sẽ mở thông tuyến khám, chữa bệnh. Cụ thể, người bệnh khi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa tại tất cả các đơn vị tương đương trong tuyến trong cùng địa bàn tỉnh.
Đối với các đối tượng là người nghèo, ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết từ 1/1/2015, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn đi khám chữa bệnh đúng tuyến được bảo hiểm y tế chi trả 100%, không phải đồng chi trả 5% như hiện nay.
Với đối tượng cận nghèo sẽ được chi trả 95%, chỉ phải đồng chi trả 5% thay vì 20% như trước đây.
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi cũng bổ sung quy định thanh toán 100% khi có thời gian tham gia bảo hiểm 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến (tương đương 7 triệu đồng). Quỹ bảo hiểm y tế cũng chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh ở tuyến xã./.
Theo TTXVN
- Dán 100 tờ thông báo tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19 (02/03)
- Thủ tướng: Tổ chức tiêm vắcxin ngừa COVID-19 kịp thời hơn nữa (02/03)
- Sáng 2/3, Hải Dương thêm 11 ca mắc mới COVID-19 (02/03)
- Sẵn sàng các kịch bản cho giai đoạn tiếp theo (01/03)
- Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1 (28/02)
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2 (28/02)
- Góp sức để xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước (27/02)
- Những bóng hồng “lì đòn” (27/02)
-
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
-
Góp sức để xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước
- Những bóng hồng “lì đòn”
- Trên tuyến đầu chống dịch
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Chủ động, linh hoạt hơn nữa trong xử lý tình huống
- Đơn giản hóa thủ tục, ứng dụng công nghệ vào khám, chữa bệnh
-
Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên