ClockThứ Hai, 10/12/2018 07:00

Tự chủ để chủ động hơn

TTH - Tại kỳ họp HĐND tỉnh phiên cuối năm 2018, một trong những vấn đề được UBND tỉnh trình sửa đổi, bổ sung là nội dung của Khoản 6 Điều 1 Nghị quyết 23/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của HĐND tỉnh Quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịchNhiều tiện ích từ ứng dụng du lịch trên điện thoại thông minhGần 1.000 du khách trên siêu du thuyền Silver Shadow cập cảng Chân Mây

Giới thiệu với du khách về Hoàng cung Huế

Sự điều chỉnh nhằm đảm bảo quyền tự chủ cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu, vừa tạo điều kiện khai thác tăng thu cho ngân sách. Theo đề án Tăng cường quản lý tài chính nhà nước tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế (được phê duyệt tại Quyết định 2692/QĐ-UBND ngày 29 /12/2010), căn cứ dự toán thu, chi được HĐND tỉnh và UBND tỉnh giao hàng năm, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm BTDTCĐ Huế thống nhất phân bổ kinh phí hằng năm cho trung tâm thực hiện, bao gồm nhiệm vụ chi thường xuyên và chi không thường xuyên. Nguồn kinh phí của trung tâm được Sở Tài chính cấp phát theo dự toán được duyệt, được kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước và quyết toán chi theo quy định hiện hành. Để khuyến khích tăng thu và tiết kiệm chi, Quyết định 2692 cho phép Trung tâm BTDTCĐ Huế được trích 50% đối với phần thu vượt dự toán được giao đầu năm để tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức và trích lập các quỹ. Qua các năm thực hiện, nguồn thu của Trung tâm BTDTCĐ Huế năm sau luôn tăng hơn năm trước.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cơ chế tài chính đối với Trung tâm BTDTCĐ Huế hiện nay theo Quyết định 2692 đã phát sinh một số bất cập, cần điều chỉnh để phù hợp với thực tế, phù hợp với Luật Phí và lệ phí. Theo phân tích của TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế việc nộp 100% nguồn thu phí tham quan di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế vào ngân sách Nhà nước như hiện nay là chưa thật sự trao quyền tự chủ về tài chính cho đơn vị. Vì chưa tự chủ về mặt tài chính, nên trung tâm còn khó khăn trong các hoạt động dự toán chi thường xuyên và chưa thật sự tiết kiệm chi. Do đó, những nhiệm vụ chi thường xuyên nên giao khoán cho trung tâm từ nguồn thu phí để lại để thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện. Đây cũng là giải pháp để khuyến khích đơn vị tiết kiệm chi hợp lý và thực hiện cơ chế tự chủ.

Tham quan Cửu đỉnh

UBND tỉnh dự kiến kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ nộp, quản lý và sử dụng phí tại Khoản 6 Điều 1 Nghị quyết 23/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của HĐND tỉnh. Trong đó, chế độ thu nộp thực hiện theo quy định tại Luật Phí và lệ phí, Luật Quản lý thuế và các văn bản liên quan. Cơ sở xác định phần thu phí được để lại cho đơn vị căn cứ vào dự toán chi thường xuyên, chi đầu tư hằng năm đã được phê duyệt; số thu phí tham quan di tích qua các năm thực hiện; khối lượng công việc triển khai; điều chỉnh tăng về quỹ lương; đảm bảo ổn định và từng bước tăng thu nhập cho người lao động… Theo đó, căn cứ dự toán UBND tỉnh giao hằng năm và thực tế chi qua các năm đảm bảo các hoạt động thường xuyên tại Trung tâm BTDTCĐ Huế, UBND tỉnh đề nghị trích 35% trên tổng thu phí tham quan Quần thể DTCĐ  Huế để trung tâm thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị, đảm bảo chi hoạt động thường xuyên của trung tâm, đồng thời đáp ứng các hoạt động cung ứng dịch vụ phục vụ cho khách tham quan tại các điểm di tích.

Theo đó, 35% tổng số tiền phí thu được mà Trung tâm BTDTCĐ Huế được để lại dùng cho nội dung, như: chi hoạt động thường xuyên của bộ máy quản lý; chi các hoạt động phục vụ khách tham quan; công tác chăm sóc, chỉnh trang cảnh quan; công tác bảo tồn, bảo tàng, trưng bày di tích, bảo tồn diễn xướng cung đình; tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế; mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản và các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ khác… 65% nguồn thu còn lại nộp vào ngân sách Nhà nước để được chi đầu tư trở lại cho việc trùng tu di tích, di dời dân cư giải phóng mặt bằng khu vực di tích, chi các hoạt động đặc thù di tích và các nhiệm vụ khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Theo phương án này, quy định khuyến khích tăng thu để lại 50% số vượt thu cũng kiến nghị bãi bỏ.

TS. Phan Thanh Hải nói rõ hơn: “Những năm trở lại đây, hoạt động tài chính của Trung tâm BTDTCĐ Huế được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật và đã được ngành kiểm toán và Sở Tài chính kiểm tra, khẳng định. Do đó, việc được tự chủ một phần tài chính sẽ tạo thuận lợi cho trung tâm trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế. Đồng thời, buộc trung tâm phải tính toán kỹ những việc phải chi, tiết kiệm chi và tăng thu tốt hơn. Mặt khác, việc tự chủ tài chính là xu thế tất yếu các đơn vị sự nghiệp và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành”.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động hơn với xu hướng du lịch mới

Khảo sát của Booking.com chỉ ra 7 xu hướng du lịch được du khách yêu thích trong năm 2024. Thừa Thiên Huế có điều kiện thuận lợi để đáp ứng các xu hướng mới về du lịch. Vấn đề đặt ra là sự chủ động trong việc nắm bắt và khai thác lợi thế.

Chủ động hơn với xu hướng du lịch mới
Hình ảnh làm xấu du lịch Huế

Một trong những hình ảnh không đẹp xuất hiện tại thành phố hiện nay là nhiều người vô ý thức biến nơi công cộng thành "nhà vệ sinh công cộng".

Hình ảnh làm xấu du lịch Huế
Người tạo “Avatar” cho làng hương Thủy Xuân

Nếu như “Avatar” là một thủ thuật của marketing để tạo dựng, củng cố hình ảnh cá nhân, nhận diện thương hiệu cho một hay nhóm sản phẩm nào đó, thì “Avatar” của làng hương Thủy Xuân được tạo ra theo một cách hết sức thú vị, ít ai ngờ tới.

Người tạo “Avatar” cho làng hương Thủy Xuân
Du xuân ở bảo tàng

Ngoài các điểm du xuân vui nhộn, trang trí đẹp mắt, những năm gần đây một trong những điểm đến vào dịp Tết Nguyên đán được nhiều người tìm tới đó chính là bảo tàng. Bảo tàng vì thế cũng mở cửa xuyên Tết để phục vụ nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật của công chúng.

Du xuân ở bảo tàng
Return to top