ClockThứ Tư, 31/01/2018 05:21

Tự chủ tài chính ở các cơ sở y tế công lập: Cần cơ chế phù hợp từng đơn vị

TTH - Theo chủ trương của Chính phủ, từ cuối năm 2016 các cơ sở y tế ở Thừa Thiên Huế từng bước tự chủ tài chính để trả lương, chi thường xuyên, đầu tư cơ sở vật chất… Song với hướng đi này, nhiều cơ sở đang gặp khó khăn.

Hợp tác y tế với Tổ chức Y tế Thế giớiHơn 500 cán bộ y tế tham gia phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017Lúng túng trong việc triển khai y tế tại cộng đồngBộ Y tế cảnh báo việc lạm dụng khám chữa bệnh bằng thiết bị xã hội hóaBộ trưởng Kim Tiến giải trình việc chi quỹ bảo hiểm y tế tăng vọt

BV Mắt Huế làm chủ các kỹ thuật mới trong khám điều trị các bệnh lý về mắt

Tự chủ để phát triển

Đến Bệnh viện (BV) Mắt Huế, dễ dàng nhận thấy sự đổi thay của một cơ sở y tế hạng II. Từ khu khám bệnh đến các phòng điều trị, phẫu thuật được đầu tư thiết bị y tế, lắp đặt điều hòa nhiệt độ, có hệ thống lọc nước uống tự động, wifi miễn phí. Bác Lê Văn Bốn (Thủy Châu, Hương Thủy) khám ở BV Mắt chia sẻ: “Dù mất ít thời gian chờ  đợi vào khám theo hệ thống phát số, gọi số tự động nhưng tôi hài lòng với cung cách phục vụ của y, bác sĩ, nhân viên ở đây. Họ nhẹ nhàng, chu đáo khiến chúng tôi có cảm giác được phục vụ”. Hiện, mỗi ngày BV đón khoảng 200-300 người đến khám, điều trị. So với những năm trước, bệnh nhân đến khám, điều trị tăng hơn 20-30%.

Theo bác sĩ CK II Phạm Minh Trường, Giám đốc BV Mắt Huế, đơn vị thực hiện phương án tự chủ tài chính từ đầu năm 2017 theo tinh thần Nghị định 16/NĐ-CP ban hành ngày 14/2/2015, mạnh dạn xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch, chiến lược phát triển, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Năm 2017,  doanh thu của đơn vị đạt gần 35 tỷ đồng, tăng gần 2 tỷ đồng so với năm 2016. BV hiện “sống khỏe”, tự chủ trả lương cho 78 cán bộ và gần như đảm trách lo các khoản chi tiêu trong đơn vị.

Lãnh đạo BV Phục hồi chức năng Thừa Thiên Huế cho biết, thực hiện cơ chế tự chủ theo chủ trương của Chính phủ, từ năm 2016, đơn vị chú trọng đổi mới mọi mặt từ  nhân, vật lực đến cơ sở hạ tầng, dịch vụ đáp ứng yêu cầu, tiết kiệm chi tiêu, phát huy sự sáng tạo và biết bệnh nhân “cần gì” để ưu tiên phục vụ. BV cải tạo các phòng khám, phòng tập trị liệu, nhà ăn, nhà vệ sinh; lắp đặt quạt máy, tivi và bình nóng lạnh…ở các phòng điều trị nội trú; hỗ trợ các dịch vụ tiện ích trong khám và điều trị, hiện bệnh nhân đến BV ngày càng đông, tăng 30-40% so với những năm trước.

Phẫu thuật nhiều ca bệnh khó ở BV huyện Phú Vang

Xây dựng cơ chế hợp lý

Khảo sát các cơ sở y tế trên địa bàn cho thấy, phần lớn đều mong muốn thực hiện tự chủ toàn bộ chi phí thường xuyên để chủ động phát triển, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB). Tuy nhiên, không nhiều đơn vị làm được. Đơn cử như BV Đa khoa Chân Mây là đơn vị KCB tuyến tỉnh, không được khám thông tuyến nên việc thu hút bệnh nhân ngày càng giảm. Bình quân, mỗi ngày BV thu hút từ 60-70 lượt bệnh, điều trị nội trú khoảng 60 bệnh, chiếm khoảng 85% giường bệnh theo kế hoạch nên thu không đủ chi. Lãnh đạo BV này chia sẻ, gần 1 năm nay, đơn vị hoạt động phần lớn dựa vào ngân sách Nhà nước để trả lương cho cán bộ và các khoản chi tiêu khác.

Theo bác sĩ CK II Lê Đình Thao, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà, khó nhất trong việc tự chủ tài chính là các trung tâm y tế huyện, thị xã. Do các TTYT hiện đang thực hiện 2 chức năng vừa KCB, vừa phòng dịch nên gặp trở ngại khi nguồn thu từ viện phí phải “gánh” chi phí cho lĩnh vực dự phòng. Theo bác sĩ Thao, nếu giao cho TTYT huyện, thị xã tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên thì nên tách riêng 2 lĩnh vực. Lĩnh vực dự phòng tiếp tục được hưởng ngân sách, còn hoạt động KCB sẽ tiếp tục giải bài toán về tự chủ tài chính.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Nhật Nam, Giám đốc BV Phong Da liễu tỉnh  cho biết, thực hiện tự chủ ở các cơ sở y tế công lập hiện còn nhiều lúng túng. Chủ trương đã có, nhưng bộ ngành chức năng chưa có văn bản hướng dẫn rạch ròi để tạo “bộ khung” áp dụng một cách cụ thể, rõ ràng cho từng cơ sở y tế ở khu vực, đồng bằng, miền núi và các cơ sở đặc thù, như những BV chuyên khoa chuyên phục vụ cho bệnh nhân nghèo mắc các bệnh xã hội, như phong, da liễu, lao phổi…

Theo đại diện lãnh đạo Sở Y tế, đến thời điểm này, hầu các cơ sở y tế công lập đã tiếp cận triển khai phương án tự chủ tài chính theo Nghị định 16/NĐ-CP. Tuy nhiên, không nhiều cơ sở y tế công lập trên địa bàn làm tốt vì vướng nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan về con người, cơ sở vật chất, mô hình hoạt động…

“Lộ trình của Bộ Y tế đến năm 2020, chủ trương trao quyền tự chủ cho các cơ sở y tế công lập là tất yếu. Hiện nay, ngành y tế Thừa Thiên Huế tiếp tục bám sát chủ trương của bộ ngành liên quan để rà soát năng lực, phân loại những đơn vị đủ điều kiện chuyển sang tự chủ một phần hay toàn phần…nhằm giảm gánh nặng nguồn ngân sách Nhà nước và tăng tính chủ động cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn”. Đại diện lãnh đạo Sở Y tế nói.

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

TIN MỚI

Return to top