ClockThứ Năm, 03/08/2017 06:19

Từ năm 2018, cấm dùng thức ăn chứa kháng sinh kích thích tăng trưởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã khởi động Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý và sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản 2017 - 2020.

Việc sử dụng rộng rãi kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam làm gia tăng sự hiện diện của các vi khuẩn kháng thuốc trong gia súc, gia cầm, thủy sản và sản phẩm động vật.

Việc bán thuốc kháng sinh không theo đơn, trộn kháng sinh vào thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản mà không có sự giám sát về chuyên môn cho thấy, thuốc kháng sinh được sử dụng thiếu trách nhiệm, đây là vấn đề đáng lo ngại.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, thực trạng quản lý, sử dụng kháng sinh với người và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đang có nhiều nhức nhối.

Bộ NN&PTNT đã tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội sửa đổi bổ sung, ban hành một loạt các luật thế hệ mới như: Luật Bảo vệ thực vật, Luật Thú y, tới đây là Luật Chăn nuôi, Luật Thủy sản….

Thứ trưởng cho biết, chúng ta đã đưa ra lộ trình cụ thể để quản lý chặt chẽ thức ăn chứa kháng sinh. Theo đó, từ 31/12/2017, sẽ chấm dứt sử dụng thức ăn chứa kháng sinh với mục đích kích thích tăng trưởng.

Đến 2020 sẽ chấm dứt thức ăn chăn nuôi có sử dụng kháng sinh nhằm mục đích phòng trừ bệnh.

“Tới đây chúng tôi sẽ cùng Bộ Y tế tổng rà soát kháng sinh dùng cho người và vật, trong đó chia ra những nhóm kháng sinh chỉ chuyên dùng cho người, cho vật, hạn chế kháng sinh dùng cả cho cả người và vật. Bộ Y tế cũng đã đưa ra giải pháp kiểm soát tốt hơn khám chữa bệnh, kinh doanh thuốc kháng sinh cho người”, Thứ trưởng Tám cho hay.

Theo Thứ trưởng, đây là chương trình hành động cụ thể nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, phòng chống hiện tượng kháng kháng sinh cho con người.

Mặt khác,Việt Nam đang hướng đến sản phẩm xuất khẩu. Yêu cầu của thị trường hiện nay kiểm tra rất khắt khe dư lượng hóa chất, kháng sinh. Cho nên việc kiểm soát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường.

Để triển khai hiệu quả kế hoạch này, cần phải có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan gồm Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên- Môi trường và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cũng như kêu gọi hỗ trợ, hợp tác quốc tế, sự tham gia của các viện nghiên cứu… nhằm giảm sử dụng kháng sinh và ngăn ngừa các mối đe dọa từ kháng kháng sinh.

Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát chất kháng sinh có 5 mục tiêu.

Thứ nhất là rà soát, sửa đổi và thi hành các quy định và chính sách liên quan tới kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản.

Thứ hai là nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh và nguy cơ hình thành kháng kháng sinh.

Thứ ba là thực hiện tốt việc khám, chữa bệnh, sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản.

Thứ tư là giám sát việc sử dụng kháng sinh, kháng sinh tồn dư và kháng kháng kháng sinh trong chăn nuôi, thủy sản.

Cuối cùng là tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác liên ngành về quản lý kháng kháng sinh.

Theo Infonet

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chế biến rơm làm thức ăn vỗ béo bò

Mô hình chế biến rơm cuộn làm thức ăn vỗ béo bò được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thành công năm 2023, tạo điều kiện quan trọng vào mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò của tỉnh.

Chế biến rơm làm thức ăn vỗ béo bò
WHO: Hơn 4,5 tỷ người trên thế giới vẫn chưa được cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế thiết yếu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cùng công bố Báo cáo Giám sát Toàn cầu về Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) năm 2023, cho thấy sự trì trệ đáng báo động trong tiến trình cung cấp cho người dân ở mọi nơi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, giá cả phải chăng và dễ tiếp cận.

WHO Hơn 4,5 tỷ người trên thế giới vẫn chưa được cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế thiết yếu
Giá thức ăn chăn nuôi tăng kỷ lục, người nuôi thua lỗ

Giá thức ăn tăng kỷ lục trong nhiều tháng liền trong khi giá lợn hơi sụt giảm, khiến người chăn nuôi ở nhiều địa phương lâm vào tình cảnh thua lỗ, đòi hỏi ngành chăn nuôi phải có giải pháp đảm bảo "cung - cầu".

Giá thức ăn chăn nuôi tăng kỷ lục, người nuôi thua lỗ
Biến rơm thành thức ăn vỗ béo trâu, bò

Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh triển khai thành công mô hình chế biến rơm làm thức ăn vỗ béo bò thịt. Mô hình không chỉ tận dụng nguồn rơm lãng phí trên đồng ruộng, mà còn tạo ra thức ăn dinh dưỡng cho trâu, bò.

Biến rơm thành thức ăn vỗ béo trâu, bò
Chăm cá lồng mùa đông

Toàn tỉnh hiện còn gần 3.000 cá lồng chưa đến kỳ thu hoạch ở Quảng Điền, Phú Lộc và TX Hương Trà. Nuôi cá lồng vào mùa đông đồng nghĩa với đối mặt thời tiết mưa lũ.

Chăm cá lồng mùa đông
Return to top