ClockThứ Sáu, 18/10/2019 14:29

Tủ sách cho em

TTH - Đây là mô hình mới của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TX. Hương Trà nhằm xây dựng văn hóa đọc, bồi dưỡng tâm hồn cho các em học sinh tại cộng đồng dân cư.

Điểm tựaTrang bị kỹ năng thực hiện đề án 404 cho cán bộ phụ nữ

Các em học sinh thôn Bò Hòn háo hức bên “Tủ sách cho em”

Tại nhà sinh hoạt thôn Bồ Hòn, xã Bình Thành, TX. Hương Trà, “Tủ sách cho em” được đặt ở vị trí bắt mắt. Trên giá sách có hàng trăm đầu sách, được dán mã số ký hiệu theo thứ tự, xếp ngăn nắp. Trong đó có nhiều quyển đánh dấu trang đọc dở.

Chị Nguyễn Thị Diễm Thúy, Chủ tịch Hội LHPN xã Bình Thành cho biết: “Giờ này các em đi học nên vắng, còn thứ 7 và chủ nhật các em đến rất đông. Nhiều em còn mượn sách đưa về nhà để đọc”.

 “Tủ sách cho em” tại thôn Bồ Hòn được xây dựng từ đầu tháng 7 năm nay, trong đó Hội LHPN thị xã đầu tư 3 triệu đồng mua các đầu sách mới, ngoài ra còn quyên góp thêm sách, tạp chí cũ. Hội LHPN xã đầu tư gần 2 triệu đồng đóng kệ, giá sách. Hiện tủ sách có hơn 200 đầu sách mới về lịch sử Việt Nam, văn học thiếu nhi, truyện tranh...

Để bảo quản đầu sách được Hội LHPN thị xã trao tặng, thôn Bồ Hòn đã thành lập Ban chủ nhiệm gồm Bí thư Chi bộ thôn, chi hội trưởng và chi hội phó phụ nữ thôn thay nhau quản lý. Vào ngày thứ 7 và chủ nhật, các thành viên thay nhau mở cửa, ghi danh sách các em đọc và mượn sách. Các ngày bình thường, nếu các em có nhu cầu có thể mượn chìa khóa vào đọc. “Tuy hơi mất thời gian, song để tạo thói quen đọc sách, bổ sung thêm kiến thức cho con em trong thôn, chúng tôi đều tự cân đối thời gian để đáp ứng nhu cầu đọc sách cho các em và bảo quản tủ sách được lâu dài”, chị Hồ Thị Mai, Bí thư Chi bộ thôn Bồ Hòn lý giải.

 Bà Phạm Thị Hương, người dân trong thôn kể, từ khi có tủ sách, bà không phải lo hai đứa cháu Phan Văn Tuần học lớp 8 và Phan Thị Tứ học lớp 5 không có chỗ chơi, đi lội sông lội suối nguy hiểm. Cứ có thời gian, cháu bà lại đến nhà sinh hoạt cộng đồng đọc sách. Ngoài học sinh, tủ sách còn phục vụ người dân trong các thôn nếu có nhu cầu. Chị Hồ Thị Sim cho biết: “Thỉnh thoảng tôi cũng đến đọc các câu chuyện cổ tích để kể cho con nghe”.

 Không chỉ học sinh thôn Bồ Hòn, hơn 2 tháng nay, cứ chiều chủ nhật hàng tuần, các em học sinh tại thôn Giáp Thượng 1, phường Hương Văn lại rủ nhau có mặt tại nhà sinh hoạt cộng đồng thôn để đọc sách tại “Tủ sách cho em” do Hội LHPN phường Hương Văn xây dựng.

Em Nguyễn Tuyết Mai, học sinh lớp 5 Trường tiểu học số 1 Hương Văn chia sẻ: “Có rất nhiều loại sách mà con yêu thích tại tủ sách này như: Dế mèn phiêu lưu ký, Hoàng tử ếch... ”. Nhiều bậc phụ huynh rất hài lòng khi con có không gian giải trí lành mạnh, bổ ích.

Anh Hoàng Tấn Quỳnh bộc bạch: “Từ ngày có tủ sách, con tôi hạn chế chơi điện thoại và xem ti vi. Tôi còn khuyên con nếu có sách cũ không đọc nên góp thêm cho tủ sách ngày càng phong phú”. Theo chị Hoàng Thị Lẹ, Chủ tịch Hội LHPN phường Hương Văn, Hội đã đầu tư 2,5 triệu đồng vừa mua các đầu sách vừa làm kệ đựng sách. Hiện tủ sách đang duy trì với gần 150 đầu sách mới, sắp tới sẽ kết nối, vận động để tăng đầu sách.

Chị Lê Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN TX. Hương Trà thông tin, thực hiện chủ đề do Trung ương Hội đề ra là năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”, Hội LHPN TX. Hương Trà đã triển khai việc xây dựng "Tủ sách cho em". Bên cạnh làm điểm tại xã Bình Thành, Hội LHPN TX. Hương Trà còn chỉ đạo cho Hội LHPN các phường, xã triển khai và hiện nay hầu hết các đơn vị đều đã xây dựng được một tủ sách. Để duy trì tốt, Thị hội sẽ kiểm tra, đôn đốc thường xuyên để phát triển mô hình này.

Bài, ảnh:  Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Thoát nghèo, làm giàu từ mô hình mới

Từ phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, trên địa bàn huyện Nam Đông xuất hiện nhiều hội viên, nông dân (HVND) thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng từ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt mới.

Thoát nghèo, làm giàu từ mô hình mới
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

Ở chợ Phú Hậu - chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên Huế, không khí bán buôn bắt đầu tấp nập từ lúc 2 giờ sáng, khi ngày mới vừa chớm qua. Tiếp sau những chuyến xe hàng chở nông sản từ các miền Nam, Bắc ghé chợ là công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng giúp các tiểu thương của các chị cửu vạn. Công việc vất vả, nhưng tiền công mỗi chuyến chở hàng nông sản của các chị cũng chỉ được vài ngàn đồng. Có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng bám chợ vất vả không kém là chị em tiểu thương có sạp hàng ổn định hay các chị “chạy hàng” nhỏ lẻ. Dẫu vậy, khi nói về “ngày của mình”, các chị cũng chỉ đơn giản: Mong gia đình bình an và bản thân đủ sức khỏe để theo chợ, bám việc mỗi ngày.

Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top