ClockThứ Năm, 22/12/2011 12:08

Tự tin những ngón tay xinh

TTH - Vẻ đẹp không chỉ ở cách trang điểm và khuôn mặt, nếu bộ móng của bạn thiếu thẩm mỹ không được chăm sóc đúng cách, cũng ảnh hưởng không ít đến sắc đẹp toàn diện của bạn.

Những sự cố thường gặp:

- Móng bị khô sần hoặc bong ra: Do nguyên nhân bệnh lý hoặc do tiếp xúc nhiều trong nước, chất tẩy rửa mạnh hoặc sử dụng thường xuyên dung dịch acétone để tẩy rửa móng. Cần tránh dùng loại nước sơn móng mau khô vì có chứa nhiều acétone sẽ dẫn đến móng bị khô sần. Ngoài ra, nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi rửa tay, nhất là vũng kẽ móng để giữ móng luôn chắc khoẻ. Khi giũa móng, cần giũa nhẹ nhàng, tránh giũa quá lâu, chỉ đủ tạo hình cho móng.
 
 
- Móng bị vàng: Nguyên nhân có thể do không được sơn lớp lót trước khi sơn màu hoặc do một loại nấm móng gây ra. Hãy dùng chanh hoặc nước rửa có chất tẩy nhẹ để vệ sinh cho móng, làm phai bớt màu vàng trên móng. Ngoài ra, trước khi sơn móng cần nhớ sơn trước với một lớp nước sơn dưỡng móng.
 
- Móng bị cắt không đúng cách: Nguyên nhân từ những đôi giày quá chật hoặc cách đi đứng sai có thể góp phần làm móng bị cong vẹo và mọc ngược vào trong da, gây đau nhức khó chịu và có thể làm độc. Hãy tìm cách chữa trị thay vì tìm cách cắt bỏ phần móng mọc ngược vì sẽ vô tình làm cho vết cắt bị viêm nhiễm trầm trọng hơn.
 
- Móng lồi lõm, xỉn màu, dễ gãy: Nguyên nhân do cơ thể thiếu hụt chất sắt. Hãy uống bổ sung viên sắt và vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày.
 
Chăm sóc đúng cách:
 
- Tránh ngâm móng quá nhiều trong nước. Sau khi tiếp xúc với nước, nên thoa kem dưỡng ẩm lên da, nhất là những vùng quanh kẽ móng.
 
- Mang bao tay khi cần rửa chén hoặc giặt áo quần; sau khi làm xong hãy lộn ngược mặt trong ra ngoài để phơi khô phòng ngừa vi khuẩn không sinh sôi nảy nở ở mặt trong của bao tay. Cũng nên mang bao tay vào mùa lạnh vì có thể làm ảnh hưởng cho phần móng.
 
- Tránh để móng quá dài để tránh bị gãy, không nên cắt quá sát móng, không cắt phần biểu bì quanh móng vì đây là nơi đảm bảo cho móng phát triển.
 
- Nếu thường xuyên sơn móng, cần thoa kem dưỡng móng sau khi tẩy sơn. Tránh sơn móng quá thường xuyên và nên chọn nước tẩy móng không chứa acétone. Nên cho móng nghỉ ngơi tối thiểu một ngày giữa các lần làm móng. Rửa tay trước và sau khi làm móng để tẩy sạch những chất bẩn và hoá chất còn sót lại.
 
- Không dùng móng tay như công cụ để xỉa răng, cạy vật dụng…
 
- Thường xuyên duy trì độ ẩm cho móng bằng cách thoa ít lotion vào các móng.
 
- Không cắn móng tay. Với các phần da xước nơi móng tay, cần nhẹ nhàng dùng kéo cắt đi.
 
Ngoài ra, để có bộ móng đẹp, bạn cần xác định hình dạng móng trước khi sơn móng. Màu sắc của thuốc sơn cũng cần đúng tông với màu của làn da.
 
Dinh dưỡng khoẻ móng: Móng khoẻ thường có màu hồng. Chúng có thể đổi màu và kết cấu bề mặt khi dinh dưỡng không hợp lý. Để giữ móng luôn khoẻ đẹp, trước tiên bạn cần tiêu thụ những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ như trái cây và rau củ, các loại hạt, cá và trứng.
 
Thực phẩm tốt cho móng là táo, măng tây, gạo nguyên cám, dưa chuột, trứng, tỏi, nho, gan, trái hạch, cá hồi, hành tây, hạt mầm, cá ngừ, hạt ngũ cốc, đậu nành…
 
Thực phẩm giúp diệt nấm trên móng là tỏi, củ hành, mù tạt, sữa chua, cải chua và giấm.
 
Thực phẩm tăng cường hoạt động hệ miễn nhiễm trong cơ thể giúp móng luôn chắc khoẻ là càrốt, bí rợ chứa nhiều vitamin A; ớt chuông, ngò rí chứa vitamin C; gan bò chứa chất kẽm; đậu nành chứa selen; lòng đỏ trứng chứa mangan và thịt gia cầm chứa magie.

Hải Đường (Theo SGTT)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm việc thiện, lan tỏa yêu thương

Ngạc nhiên khi Nguyễn Thị Nhi, sinh năm 1991, nghĩa là chỉ mới ngoài 30 tuổi nhưng đã có hơn 10 năm làm từ thiện. Chị đã được Hội LHPN tỉnh tuyên dương là 1 trong 10 phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng năm 2023.

Làm việc thiện, lan tỏa yêu thương
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔ XÔ RÚT BẢO HIỂM MỘT LẦN VÌ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỬA ĐỔI:
Cần truyền thông sâu rộng

Thông tin từ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi liên quan đến 2 phương án rút BHXH một lần thời gian qua khiến nhiều người lao động (NLĐ) hoang mang và đổ xô nghỉ việc để rút BHXH một lần, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Cần truyền thông sâu rộng
Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”

TIN MỚI

Return to top