ClockThứ Ba, 13/12/2016 13:51

Tuần lộc Bắc Cực ngày càng còi cọc

Trọng lượng tuần lộc trên một chuỗi đảo Bắc Cực gần cực Bắc đang giảm đáng kể, nguyên nhân do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến thức ăn mùa đông của chúng.

Rác biển gây hại cho hơn 800 loài động vậtNóng lên toàn cầu: Đại dương sẽ bị ảnh hưởng trong nhiều thế kỷCòn nhiều mối đe dọa đối với động thực vật hơn biến đổi khí hậu

Trọng lượng trung bình của tuần lộc trưởng thành trên chuỗi đảo Svalbard, phía Bắc Na Uy, đã giảm từ 55 kg xuống còn 48 kg vào những năm 1990.

“Nhiệt độ tăng làm mùa hè ấm hơn nhưng đổi lại, mùa đông trở nên khắc nghiệt đối với những con tuần lộc” - giáo sư Steve Albon, nhà sinh thái học tại Viện Hutton James ở Scotland, cho biết.

Mùa đông ít lạnh có nghĩa là tuyết rơi nhiều hơn mưa, dẫn đến thức ăn của tuần lộc bị đóng băng. Do đói ăn thường xuyên nên nhiều con tuần lộc cái sinh ra những tuần lộc con với thân hình còi cọc.

Chỉ đến mùa hè, thực vật trên đảo phát triển mạnh, tuần lộc cái mới được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo thể chất khỏe mạnh khi thụ thai vào mùa thu. Từ 800 cá thể, đàn tuần lộc ở Svalbard đã phát triển lên 1.400 con sau những năm 1990.

Nhưng tuần lộc ở đây có thể trọng nhỏ hơn trước. Số lượng tuần lộc gia tăng cũng đồng nghĩa với việc chúng phải cạnh tranh khốc liệt hơn để tìm kiếm thức ăn trong mùa đông.

Tuần lộc ăn cỏ trên chuỗi đảo Svalbard. Ảnh: PA

Nhiệt độ tại Bắc Cực đang tăng nhanh hơn mức trung bình của thế giới trong bối cảnh gia tăng khí thải nhà kính.

Hầu hết các nghiên cứu về hiện tượng nóng lên toàn cầu ở Svalbard đều tập trung vào gấu Bắc Cực – loài động vật săn tìm thức ăn dưới biển - chứ không phải những loài động vật kiếm ăn trên đất liền như tuần lộc, cáo Bắc cực và chim rock ptarmigan.

Nhà nghiên cứu Eva Fuglei tại Viện Địa cực Na Uy cho biết số lượng cáo Bắc cực đã tăng nhẹ trong những năm gần đây nhờ vào nguồn thức ăn là xác tuần lộc chết.

“Những con tuần lộc yếu đều chết. Cáo Bắc Cực no nê trong mùa đông này nhưng tới mùa đông sau, chúng phải vật lộn tìm thức ăn bởi những con tuần lộc khỏe mạnh đã sống sót qua mùa đông trước” – bà Fuglei nói.

Theo Người lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Return to top