Thế giới Thế giới
Tuổi thọ con người có thể giảm 20 tháng do ô nhiễm không khí
TTH.VN - Tuổi thọ của một đứa trẻ sinh ra hiện nay có thể giảm trung bình 20 tháng do những tổn hại sức khỏe mà ô nhiễm không khí gây ra, các nhà nghiên cứu hôm qua (3/4) đưa ra cảnh báo.
Đáng chú ý là tại Nam Á – khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất, tuổi thọ của trẻ em sinh ra ở các quốc gia như Pakistan và Bangladesh có thể giảm đến hơn 2,5 năm, theo báo cáo “Tình trạng không khí toàn cầu” hàng năm của Viện Hiệu ứng Sức khỏe, một nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Không khí độc hại có thể gây ra các vấn đề về phổi ở trẻ em. Ảnh: VCG
Trong tất cả các rủi ro đối với sức khỏe trên toàn thế giới, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 5 và mỗi năm lại giết chết nhiều người hơn so với tai nạn đường bộ và sốt rét, báo cáo cho biết.
"Sức khỏe của một đứa trẻ rất quan trọng đối với tương lai của mọi xã hội, và bằng chứng mới nhất này cho thấy cuộc sống ngắn hơn nhiều đối với bất kỳ ai sinh ra trong điều kiện không khí ô nhiễm cao. Ở nhiều nơi trên thế giới, việc hít thở ở một thành phố là phải đối mặt với những rủi ro sức khỏe tương đương với người nghiện thuốc lá nặng", chủ tịch Viện Hiệu ứng Sức khỏe Dan Greenbaum nêu rõ.
Phân tích cho thấy sự tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm trong nhà và ngoài trời đã gây ra gần 5 triệu ca tử vong trên toàn cầu trong năm 2017, với các trường hợp tử vong do đột quỵ, đau tim, tiểu đường, ung thư phổi và bệnh phổi mãn tính. Đối với ô nhiễm không khí trong gia đình, nghiên cứu cũng đã xác định được các nguyên nhân chính, bao gồm việc đốt cháy nhiên liệu gây khói như gỗ hoặc than để nấu ăn. Trong khi đó, các nguồn xả thải chính gây ô nhiễm ngoài trời là khí thải xe cộ và công nghiệp, cũng như từ các nhà máy điện đốt than.
Theo dữ liệu thu thập được, khoảng ½ tổng số người chết trong năm 2017 tập trung chỉ ở 2 nước Trung Quốc và Ấn Độ, cùng với hơn 1,2 triệu người chết sớm do ô nhiễm không khí ở mỗi quốc gia này cũng trong năm đó. Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc đã đạt được một số tiến bộ trong việc giảm ô nhiễm không khí, Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ lại chứng kiến sự gia tăng lớn nhất về mức độ ô nhiễm không khí kể từ năm 2010, báo cáo nêu rõ.
Một quan chức cấp cao của Unicef UK cho rằng, kết luận của nghiên cứu đã làm sáng tỏ những gì chúng ta đang thấy: các tác động sức khỏe bắt nguồn từ ô nhiễm không khí đang ngày càng nhiều hơn mỗi năm. Theo ông, những ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng thường xảy ra đối với các nhóm dễ bị tổn thương nhất, bao gồm cả trẻ em. Một số rủi ro cho trẻ em khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí là là những tổn hại tiềm tàng đối với sự phát triển của não, dung tích phổi hạn chế và khởi phát các vấn đề như hen suyễn, ông nói thêm.
"Trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương vì thực tế là chúng đang phát triển và hít thở thường xuyên hơn người lớn", ông Harper nói, kêu gọi các chính phủ trên toàn thế giới phải làm điều gì đó để chống lại mối nguy này.
Bảo Nghi (Lược dịch từ Devdiscourse & The Guardian)
- ISOM APEC 2020: Vì châu Á-TBD phát triển bền vững và thịnh vượng chung (11/12)
- Bầu cử Anh: Chặng đua nước rút “nóng” với Brexit (11/12)
- Mỹ, Mexico, Canada chính thức ký kết USMCA (11/12)
- Ba Lan phá âm mưu tấn công khủng bố (11/12)
- Liên Hiệp quốc thông qua nghị quyết ngừng bắn trước thềm thế vận hội Tokyo 2020 (11/12)
- Thái Lan: Bangkok xây dựng trang trại trên mái nhà lớn nhất châu Á (11/12)
- Việt Nam chiếm gần 1/3 lưu lượng thương mại điện tử Đông Nam Á (10/12)
- Hàn Quốc, UAE xác nhận năm 2020 là năm đối thoại văn hóa (10/12)
-
Tăng cường quan hệ hợp tác Italy - ASEAN
- Australia: Nỗ lực kiểm soát cháy rừng trước khi nhiệt độ tăng cao
- Hàn Quốc: Xuất khẩu có nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng nhất trong 10 năm
- Caribbean: Trẻ em di dời do thiên tai tăng 6 lần trong vòng 5 năm
- WHO: Thông tin sai lệch khiến dịch sởi diễn biến nghiêm trọng
- Hàn Quốc tham vọng trở thành nhà sản xuất mỹ phẩm lớn thứ ba thế giới
- Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức hội đàm kiểm soát thương mại đầu tiên sau xung đột
- Đài Bắc là thành phố đáng sống nhất ở châu Á
- ADB: Các nền kinh tế Đông Nam Á đối mặt áp lực đa dạng hóa do căng thẳng thương mại
- IS nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công cầu London
-
Hành lang kinh tế Đông - Tây đã và đang dần hình thành
- Áo len Giáng sinh là thủ phạm gây ra ô nhiễm đại dương
- Canada: Mục tiêu đưa lượng khí thải carbon dioxide về 0 vào năm 2050
- Mỹ tiếp tục xây dựng quan hệ quốc phòng hiệu quả với Việt Nam
- Diễn đàn Biển ASEAN: Quan ngại những diễn biến phức tạp ở Biển Đông
- Caribbean: Trẻ em di dời do thiên tai tăng 6 lần trong vòng 5 năm
- Tổng thống Hàn Quốc và Mỹ điện đàm về tình hình Bán đảo Triều Tiên
- Pháp đứng trước nguy cơ tê liệt vì tổng đình công
- Lượng khí thải thế giới 2019 tăng khủng khiếp, phá vỡ mức kỷ lục 2018
- Cuba cam kết tăng cường hợp tác với tổ chức UNESCO