ClockThứ Hai, 04/03/2019 20:16

Tương lai cục diện việc làm ở 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN

TTH - Nhờ chuyển đổi kỹ thuật số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với cùng mức sản lượng, 6 nền kinh tế hàng đầu của ASEAN (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam – còn gọi là ASEAN 6) có thể sẽ sử dụng ít hơn 28 triệu lao động so với hiện nay vào năm 2028.

ASEAN: Gần 1/2 CEO dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lạiNhiều cơ hội tăng cường hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ và ASEANASEAN tập trung phát triển nông lâm nghiệpASEAN nỗ lực khai thác kho báu văn hóa khu vực

Các công nhân Việt Nam đang làm việc tại nhà máy ô tô Ford ở Hải Dương. Ảnh: AFP

Báo cáo “Công nghệ và Tương lai của việc làm ASEAN” của Tập đoàn Hệ thống Cisco về tác động của kỹ thuật số tới lực lượng lao động cho thấy, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi cục diện việc làm ở ASEAN 6 vào năm 2028.

Theo đó, nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nơi dự kiến ​​sẽ thừa đến 6,6 triệu lao động vào năm 2028. Nhu cầu về nông dân lành nghề và người lao động cơ bản sẽ giảm xuống, vì những công việc này có thể được nhân rộng bằng cách sử dụng công nghệ. Tuy nhiên, tăng năng suất từ ​​việc áp dụng công nghệ cũng sẽ giúp làm giảm giá thành và thúc đẩy tăng trưởng, từ đó sẽ tạo ra nhu cầu mới cho người lao động trong các lĩnh vực khác như bán buôn và bán lẻ, sản xuất, xây dựng và vận tải.

Singapore ước tính có khoảng 500.000 việc làm sẽ bị thay thế vào năm 2028 do chuyển đổi kỹ thuật số, chiếm gần 21% lực lượng lao động. Trong khi đó, Việt Nam và Thái Lan dự kiến ​​sẽ dư thừa 7,5 triệu và 4,9 triệu lao động vào năm 2028, tương ứng với 13,8% và 11,9% lực lượng lao động mỗi nước. Tỷ lệ dịch chuyển việc làm ở Indonesia và Philippines sẽ thấp hơn do sự phong phú của lao động giá rẻ ở các thị trường này, khiến việc áp dụng công nghệ khó khăn hơn, xét về mặt tiết kiệm chi phí.

Cần thay đổi chính sách

Để giảm thiểu điều này, các nước ASEAN 6 sẽ phải thực hiện những thay đổi chính sách lớn đối với hệ thống giáo dục trong nước. Các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức giáo dục, nhà cung cấp công nghệ và các nhóm công nhân cần phải hợp tác với nhau để trang bị cho công nhân các công cụ và bộ kỹ năng cần thiết cho quá trình chuyển đổi.

Theo ông Kiran Karunakaran, một chuyên gia của công ty tư vấn Delta Partners, khi AI ngày càng tinh vi sẽ càng được áp dụng nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp nơi mức độ kỹ năng cần thiết có thể dễ dàng thay bằng máy móc để cải thiện chi phí và năng suất. Ở các quốc gia áp dụng công nghệ nhanh chóng, việc làm trong các trung tâm liên lạc hoặc ngành gia công quy trình kinh doanh (BPO) có thể gặp rủi ro. Ông cho rằng, Philippines có lẽ là thị trường chịu tác động nhiều nhất, tiếp theo là Thái Lan và có thể cả ở Indonesia. Do đó, tốc độ áp dụng AI nên được quản lý thông qua sự cân bằng giữa quy định, chính sách và sự hỗ trợ. Nếu không, toàn bộ các ngành công nghiệp có nguy cơ bị phá vỡ và những tác động xã hội có thể sẽ rất thảm khốc, ông Kiran nhận định.

Tuy nhiên, báo cáo cũng vẽ ra một kịch bản trong đó 40% việc làm mới sẽ được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất trong thập kỷ tới, phần còn lại sẽ là trong các ngành dịch vụ. Các nền kinh tế ASEAN đang phát triển do đó cần nhanh chóng vượt qua giai đoạn sản xuất và chuyển sang ngành dịch vụ để theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu công việc.

Tố Quyên

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ

Trong tuần này, Philippines đã nhận được các cam kết đầu tư trị giá khoảng 5 tỷ USD từ các công ty Đức và Mỹ vào các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và năng lượng. Đây có thể được xem là những chiến thắng lớn cho đất nước khi cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực về vốn nước ngoài.

Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ
Return to top