ClockThứ Hai, 23/09/2019 08:53

Tùy tiện khám bệnh, bán thuốc

TTH - Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn của ông L.V.T, trú tại phường Xuân Phú phản ánh cơ sở khám, chữa bệnh tại địa chỉ 223 Trần Hưng Đạo khám, chữa bệnh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của bệnh nhân...

Điều kiện chung cấp giấy phép hoạt động các cơ sở khám, chữa bệnh“Thuốc kháng sinh mua ở Việt Nam cả nghìn viên cũng được”Đảm bảo thuốc men, nhân lực khám, điều trị cho người bệnh

 Thanh tra Sở Y tế lập biên bản vi phạm đối với bà Hoàng Thị Lệ (áo sọc ngang)

Vượt quá chức năng

Theo trình bày của ông T, ngày 24/8/2019, vợ ông là bà A bị đau tai nên ông chở về phòng khám tại đường Lê Thánh Tôn, TP. Huế để khám. Do phòng khám tại đây nghỉ, ông được một người tự nhận là bảo vệ của phòng khám giới thiệu về khám tại phòng khám ở địa chỉ 223 Trần Hưng Đạo, TP. Huế. Tại đây, ông được một người tự nhận là bác sĩ Lệ khám cho vợ ông và “phán’ vợ ông bị bệnh viêm tai giữa, cho thuốc uống điều trị trong vòng 1 tháng với 12 loại thuốc. Giá khám, tiền thuốc là 3 triệu đồng.

Không yên tâm với việc khám, chữa bệnh tại cơ sở này, ông và vợ lên mạng tra tìm và được biết cơ sở này đã từng bị tố cáo lừa đảo. Vì vậy, ông đã đưa vợ đến khám tại phòng khám tư nhân ở đường Trường Chinh. Tại đây, bác sĩ cho biết vợ ông bị dị vật trong tai và lấy ra nên đã hết đau. Thuốc mà cở sở khám bệnh 223 Trần Hưng Đạo cho, vợ ông không uống...

Tối 6/9, theo đoàn Thanh tra Sở Y tế và người tố cáo, chúng tôi về tại kiệt 15 Tố Hữu, phường Phú Hội (nơi bà Lệ hẹn vợ chồng ông T tái khám). Tại đây, đoàn đã phát hiện bà Hoàng Thị Lệ (trú tại 46 Hai Bà Trưng, TP. Huế) là y sĩ đa khoa, nhân viên phòng khám nha khoa Hà Nội răng hàm mặt (địa chỉ 223 Trần Hưng Đạo) đang khám bệnh và bán thuốc cho vợ ông T. Đoàn thanh tra Sở Y tế đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính với bà Hoàng Thị Lệ; đồng thời yêu cầu bà Lệ trả lại tiền khám, chữa bệnh cho vợ ông T với số tiền là 3 triệu đồng. Đoàn đã tiến hành lập biên bản thu giữ toàn bộ số thuốc trên để xử lý theo quy định.

Như vậy, tại kiệt 15 Tố Hữu, bà Lệ đã tổ chức khám, chữa bệnh mà không có chứng chỉ hành nghề. Cơ sở khám, chữa bệnh này không được cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động.

Sẽ có chế tài mạnh

Phòng khám nha khoa Hà Nội răng hàm mặt, địa chỉ tại 223 Trần Hưng Đạo được Sở Y tế cấp Giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh số 097/TTH-GPHĐ ngày 16/11/2012 do ông Nguyễn Hữu Tuấn đứng tên. Theo đó, phòng khám này chỉ được khám bệnh, kê đơn, sơ cứu, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt, chữa các bệnh về răng. Bà Hoàng Thị Lệ là nhân viên lễ tân của phòng khám này với chức năng đón tiếp bệnh nhân và xếp lịch để bác sĩ khám, không có chức năng khám, chữa bệnh.

Theo thanh tra Sở Y tế, giữa năm 2019, thanh tra sở đã nhận được đơn phản ánh về việc bà Lệ khám, chữa bệnh lừa đảo. Qua kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với cơ sở 223 Trần Hưng Đạo, thanh tra không phát hiện việc bà Lệ có hành vi khám, chữa bệnh. Trong quá trình thanh, kiểm tra, bà Lệ cũng đã có bản cam kết thực hiện theo đúng chức năng của một người lễ tân tại phòng khám. Ngoài ra, ông Nguyễn Hữu Tuấn, người chịu trách nhiệm chuyên môn tại phòng khám 223 Trần Hưng Đạo cũng có bản cam kết không để người không có chuyên môn khám, chữa bệnh trong giờ hành chính tại phòng khám.

ThS. Trần Đình Oanh, Chánh Thanh tra Sở Y tế cho biết, ngày 9/9, thanh tra sở đã mời bà Lệ làm việc theo biên bản vi phạm hành chính lập ngày 6/9. Tuy nhiên, bà Lệ không đến, gọi điện không bắt máy. Về vấn đề này, thanh tra sở sẽ tiếp tục mời bà Lệ đến làm việc. Ngoài ra, sở sẽ có văn bản gửi UBND phường Phú Hội đề nghị UBND phường chỉ đạo công an phường, ban bảo vệ dân phố, trạm y tế phường giám sát chặt cơ sở khám, chữa bệnh của bà Lệ tại kiệt 15 Tố Hữu; phối hợp chặt chẽ với thanh tra sở y tế không để bà Lệ có hành vi vi phạm trong việc hành nghề y dược tư nhân trái pháp luật.

Điểm a, c, khoản 5, điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế: Phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng đối với người có hành vi hành nghề không có chứng chỉ hành nghề; Hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép, trừ trường hợp cấp cứu. Ngoài ra, điểm a, khoản 6, điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 50 đến 70 triệu đồng đối với người cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động...

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiểm nguy khi sang đường tùy tiện

Đi bộ qua đường không đúng quy định đã và đang là thói quen của nhiều người. Hành động này không những gây cản trở giao thông, mà còn là nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn.

Hiểm nguy khi sang đường tùy tiện
Tăng kíp, phân luồng phục vụ khám bệnh sau tết

Sau kỳ nghỉ tết dài ngày, lượng người dân đến khám chữa bệnh ngày đầu năm tăng hơn thường lệ. Các bệnh viện đã chủ động xây dựng kế hoạch, bổ sung nhân lực hỗ trợ nhằm tránh tình trạng chờ đợi; thậm chí có nơi khám xuyên trưa cho bệnh nhân ngoại tỉnh…

Tăng kíp, phân luồng phục vụ khám bệnh sau tết
Khám bệnh, cấp thuốc cho 500 người dân Quảng Điền

Ngày 10/12, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân bị ảnh hưởng mưa lũ ở Quảng Điền.

Khám bệnh, cấp thuốc cho 500 người dân Quảng Điền

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top