ClockThứ Tư, 07/03/2018 12:15

Tuyển dụng người khuyết tật, không phải là làm từ thiện

TTH - Bảo đảm việc làm cho người khuyết tật là cách tốt nhất giúp họ nhận ra khả năng thực sự của mình, hòa nhập với cộng đồng, có thu nhập ổn định để nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Đối thoại chính sách với người khuyết tậtTổ chức phiên giao dịch việc làm cho người khuyết tậtViệt Nam có 6 HC vô địch thế giới bơi lội dành cho người khuyết tậtXây dựng xã hội hòa nhập cho người khuyết tậtHội Người mù tổ chức gặp mặt nhân ngày Quốc tế Người khuyết tật

Dạy NKT làm gốm ở Trung tâm Dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật – Trẻ khó khăn Hy Vọng

Ít cơ hội việc làm

Tại buổi đối thoại chính sách với người khuyết tật (NKT) do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức cuối tháng 1 vừa qua, điều nhiều NKT băn khoăn nhất là cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập phù hợp với điều kiện sức khỏe. Chị Phan Thị Thu Giang, một người khuyết tật, cho hay: “Cơ hội việc làm cho NKT ở Huế không nhiều, chủ yếu làm các công việc, như: tăm tre, làm hương, chổi hay bán hàng rong, còn công việc ổn định rất ít. Dù tôi đã tốt nghiệp đại học nhưng cũng không dám xin việc ở các vị trí không dành cho NKT vì kinh nghiệm từ những người cùng cảnh ngộ cho thấy nó không bền vững”.  

Thừa Thiên Huế có trên 29.000 NKT, trong đó có khoảng 30% trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia học nghề và làm việc. Tuy vậy, chỉ có khoảng 50% số NKT trong độ tuổi lao động có việc làm và chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc công việc tạm thời, thiếu tính ổn định. Ông Đinh Mẫn, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết: “Công tác dạy nghề và tạo việc làm cho NKT còn quá ít, tỷ lệ tìm được việc làm sau đào tạo nghề rất thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm, số tìm được việc làm trong các doanh nghiệp hầu như không đáng kể”.

Sau đào tạo, NKT khó tìm được việc làm vì chưa được đào tạo nghề đúng với khả năng, yêu cầu của doanh nghiệp. Các ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thị trường lao động, chủ yếu đào tạo ngắn hạn, ở trình độ bậc thấp. Hệ thống dạy nghề còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng khả năng dạy nghề cho NKT. Nội dung chương trình, ngành nghề và hình thức đào tạo cũng chưa hợp lý, kết cấu còn nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, chưa có những giáo trình dành riêng cho NKT. Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho NKT còn hạn chế cả về kiến thức, kỹ năng và nhận thức xã hội. Hiện nay, chưa có số liệu hoàn chỉnh thống kê đánh giá, phân loại số NKT theo mức độ, dạng tật, theo khả năng lao động trên địa bàn tỉnh, để giúp cho công tác dạy nghề phù hợp với khả năng học nghề, khả năng lao động, yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.

Mặt bằng trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của NKT còn hạn chế, rào cản xã hội như thái độ phân biệt, e ngại về chất lượng lao động, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị không phù hợp... cũng là yếu tố làm ít đi cơ hội việc làm của NKT. Thế nên, hầu hết các doanh nghiệp chưa nhiệt tình khi nhận lao động là NKT vào làm việc.

Theo ông Nguyễn Duy Thông, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm,  Luật NKT năm 2010 quy định cụ thể về chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp khi sử dụng từ 30% trở lên trong tổng số lao động là NKT, như được miễn thuế thu nhập, vay vốn với lãi suất ưu đãi, được ưu tiên cho thuê đất... nhưng điều đó chưa đủ sức lôi cuốn doanh nghiệp vì nó còn ít so với việc họ phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đào tạo nghề cho NKT. Trong khi đó, phần lớn trình độ NKT rất thấp, lại khiếm khuyết nên việc dạy nghề gặp nhiều khó khăn. Sức khỏe hạn chế cũng là một trở lực khiến nhiều doanh nghiệp ngại hoặc không muốn nhận NKT vào làm việc.

Hướng dẫn làm gốm ở Trung tâm Dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật – Trẻ khó khăn Hy vọng

Cần được trang bị kỹ năng

Việc làm không chỉ đem lại niềm vui, thu nhập cho NKT mà còn là cầu nối giúp họ tự tin, hòa nhập với cuộc sống. Tuy vậy, người lành lặn tìm được việc làm đã khó, NKT tìm việc làm còn khó hơn. Do đó, điều tiên quyết để NKT có được việc làm là nâng cao trình độ chuyên môn cho họ.

Ông Đinh Mẫn cho rằng, Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích các cơ sở dạy nghề tuyển NKT vào học hòa nhập, khuyến khích các cá nhân, tổ chức thành lập cơ sở dạy nghề dành cho NKT, như: hỗ trợ về tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, được giao đất không thu tiền hoặc thuê đất ở nơi thuận lợi cho việc học nghề của NKT.

Việc kết nối, hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT như các cơ sở dạy nghề, Trung tâm dịch vụ việc làm, đơn vị phục hồi chức năng, doanh nghiệp... cũng cần được tính đến nhằm tăng cơ hội dạy nghề, việc làm cho NKT. Trong đó, việc tăng cường tổ chức các hoạt động ngày hội việc làm, phiên giao dịch việc làm lồng ghép cho NKT đã được đề xuất. Theo kế hoạch, phiên giao dịch việc làm cho NKT dự kiến được tổ chức vào ngày 14 hoặc 15/4 tại Trung tâm Dịch vụ việc làm.  

Ở một khía cạnh khác, bản thân NKT cần vượt qua rào cản mặc cảm tâm lý, trang bị các kỹ năng nghề nghiệp, cũng như các kỹ năng mềm, kỹ năng hòa nhập cuộc sống để phù hợp với hoạt động của các doanh nghiệp. Quan trọng nhất, doanh nghiệp cần thay đổi quan niệm trong tuyển dụng với NKT. Họ không chỉ là đối tượng cần ưu tiên mà còn là những lao động đầy tiềm năng. Việc tuyển dụng NKT không phải là làm từ thiện mà phải vì năng lực của họ đáp ứng được yêu cầu công việc. 

Bài, ảnh: Hiền Trang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

Những năm qua, các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với người khuyết tật (NKT) nói riêng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn lên sống độc lập, hoà nhập với cộng đồng.

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập
Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật

Ngày 20/4, tại xã Vinh Thanh (Phú Vang), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI) tổ chức ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật. Tham dự tại có Đại diện văn phòng RCI cùng hơn 50 người khuyết tật và người chăm sóc trên địa bàn các xã Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Xuân, Vinh Hà và Phú Gia.

Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Nền tảng tuyển dụng Job3s.vn vinh dự nhận Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Nhà hát Quân đội (Hà Nội) đã diễn ra lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 với sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp có tiếng trong nước. Nền tảng tuyển dụng job3s.vn đã xuất sắc giành được Giải thưởng Sao Khuê 2024 thuộc lĩnh vực A-IoT (Trí tuệ nhân tạo AI và Internet vạn vật) ngay trong lần đầu tham dự.

Nền tảng tuyển dụng Job3s vn vinh dự nhận Giải thưởng Sao Khuê 2024
Cảnh báo lập giả trang mạng xã hội để kêu gọi từ thiện

Ngày 11/4, cơ quan chức năng huyện Quảng Điền phát đi thông tin cảnh báo: Có một số kẻ xấu lập giả các trang mạng xã hội (MXH) tương tự các trang đã có từ lâu của tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện để kêu gọi từ thiện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cảnh báo lập giả trang mạng xã hội để kêu gọi từ thiện
Trao vốn hỗ trợ sinh kế cho người yếu thế

Chiều 2/4, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ Mồ côi (NKT&TMC) Việt Nam phối hợp với Hội NKT - Bảo trợ NKT&TMC tỉnh tổ chức chương trình trao tặng vốn hỗ trợ sinh kế cho NKT trên địa bàn.

Trao vốn hỗ trợ sinh kế cho người yếu thế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top