ClockThứ Năm, 12/10/2017 09:17

Tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em Việt Nam rất cao

Trừ giai đoạn sơ sinh, nhiễm trùng hô hấp có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi luôn cao nhất trong các bệnh lý ở trẻ em Việt Nam.

Nhiễm trùng hô hấp cấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Nước ta là nước nhiệt đới gió mùa khí hậu nóng ẩm, thời tiết hay thay đổi, kèm theo ô nhiễm môi trường do sự phát triển công nghiệp, do đó tỉ lệ mắc bệnh đường hô hấp càng tăng.

Trừ giai đoạn sơ sinh, nhiễm trùng hô hấp cấp là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh và tử vong. Tỷ lệ mắc và tử vong của trẻ em Việt Nam mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp rất cao, trung bình mỗi trẻ mắc 5-7 lần nhiễm khuẩn hô hấp cấp mỗi năm.

Trẻ em vốn rất nhạy cảm với các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng hô hấp cấp như các tiếp xúc với các tác nhân vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết…do hệ thống miễn dịch của các em chưa trưởng thành.

Trẻ khoẻ mạnh cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tái đi tái lại, dẫn đến phải sử dụng kháng sinh quá mức gây nên tình trạng kháng thuốc.

PGS.TS.BS Đào Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sức khoẻ trẻ em. Ảnh: KT

PGS.TS.BS Đào Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sức khoẻ trẻ em cho biết: “Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong luôn cao nhất trong các bệnh lý ở trẻ em – Nhiễm trùng hô hấp ngày càng trở thành vấn đề lớn, thách thức cao các Bác sỹ Nhi khoa. Căn nguyên chủ yếu là do các loại virus và nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Nhiễm trùng hô hấp tái nhiễm nhiều lần dẫn đến suy giảm đề kháng, song song với tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn đã đe doạ đến tính mạng của nhiều trẻ em”.

Tham gia vào thúc đẩy sự kháng kháng sinh của vi khuẩn là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng, nhầm, lạm dụng. Hơn nữa vi khuẩn ngày càng có những phương thức đề kháng kháng sinh tinh vi, hiệu quả.

Mỗi một ngày, một tháng, một năm có biết bao cuộc hội thảo hội thảo, hàng nghìn công trình nghiên cứu nhưng vẫn có hàng vạn bệnh nhân tử vong.

Theo bác sĩ Tuấn có 3 nguyên nhân làm cho tình trạng nhiễm trùng hô hấp cấp trở thành thách thức như vậy. Thứ nhất là căn nguyên gây bệnh, thứ hai là thuốc và các phương tiện điều trị, thứ 3 là thầy thuốc và xã hội. Còn căn nguyên chủ quan đó là bệnh nhân.

Căn nguyên gây bệnh là tốc độ phát triển nhanh của các tác nhân gây bệnh, sự đề kháng lại của các vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng hô hấp. Tuy nhiên, vai trò của kháng sinh kháng virus quá mờ nhạt. Các virus phát triển tăng lên chóng mặt theo cấp số nhân.

Hiện nay trên thị trường có trên 4.000 loại thuốc kháng sinh, nhưng lại có những loại virus kháng thuốc.

Bác sĩ Tuấn nhấn mạnh, khi sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh làm cho chức năng đào thải của trẻ em rất dễ bị tổn thương, như thận và gan. Đây chính là những yếu tố chủ quan dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng hô hấp tăng lên.

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh là do chúng ta sử dụng quá nhiều, sử dụng nhầm, sử dụng kháng sinh không đủ liều lượng và lạm dụng kháng sinh.

Có những nghiên cứu cho thấy 90% chúng ta sử dụng kháng sinh không đúng, lạm dụng. Bệnh nhân nhiễm virus, kháng sinh không có tác dụng, bệnh không nhiễm trùng hô hấp, chỉ cần điều trị nhiễm khuẩn nhẹ không cần dùng kháng sinh nhưng vẫn dùng kháng sinh.

Có những trường hợp sử dụng quá nhiều, trong khi chỉ cần dùng kháng sinh 3 ngày nhưng bệnh nhân lại kéo dài một tuần thậm chí 10 ngày với suy nghĩ dùng dự phòng. Ngược lại cũng có những người dùng không đủ liều lượng.

Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo việc lạm dụng kháng sinh gây ra nguy cơ vi khuẩn đề kháng kháng sinh, khiến bệnh tái đi tái lại. PGS.TS.BS Đào Minh Tuấn nhấn mạnh: “Nhiễm virus đường hô hấp tái phát, gây tổn thương hoại tử niêm mạc đường thở là tiền đề dẫn đến hen phế quản sau này, đây cũng là thách thức lớn cho Bác sĩ Nhi Khoa”.

Hiện nay, việc phát minh ra thuốc kháng sinh mới để chống lại nhiễm khuẩn hô hấp vẫn không theo kịp với vi khuẩn kháng thuốc. Và thuốc mới có hiệu quả nhưng độc tính lại cao. Do vậy, rất cần có những liệu pháp chống nhiễm khuẩn mới và quan trọng nhất vẫn là tăng cường miễn dịch cho trẻ.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

TIN MỚI

Return to top