Thể thao trong nước

U23 Việt Nam: 4 trận đấu và 4 đội hình khác nhau

ClockThứ Hai, 08/06/2015 18:02
TTH.VN - Không trận nào đội bóng của HLV Miura sử dụng đội hình ra sân giống trận nào. Nói U23 Việt Nam chưa ổn định về đội hình cũng được, mà nói vị HLV người Nhật chủ động xáo tung những gì mà ông đang có cũng chẳng sai. Miễn là kết quả tốt là được!   

Dùng vô chiêu để thắng hữu chiêu

U23 Việt Nam thắng dễ U23 Đông Timor mà thậm chí không cần dùng ngôi sao tấn công nổi nhất lúc này là Công Phượng. Cách sắp xếp nhân sự của HLV Miura khiến người thường xuyên theo dõi đội tuyển cũng không thể trả lời chính xác đâu là vai trò của Công Phượng trong đội bóng?

Nói ngôi sao của HA Gia Lai là nhân tố quan trọng của đội tuyển U23 Việt Nam cũng đúng, vì có Công Phượng, đội bóng của HLV Miura có thêm một phương án khiến đối phương khó lường. Nhưng nói Công Phượng không quan trọng có khi cũng không sai.

U23 Việt Nam đang chơi đầy biến hóa và khó lường

U23 Việt Nam đang chơi đầy biến hóa và khó lường

Công Phượng không quan trọng vì U23 Việt Nam vừa chứng minh, đội này vẫn đủ sức thắng dễ mà không cần có ngôi sao này. Còn trước đó, trước Lào, sự hiện diện của Công Phượng cùng những pha đi bóng lắt nhắt của anh, có khi còn khiến cho đội khó đá hơn, rồi bế tắc trước đối thủ đến từ xứ Triệu Voi.

Thành ra, vấn đề của Công Phượng cũng giống như vấn đề của toàn bộ đội tuyển U23 Việt Nam dưới thời HLV Miura: Chẳng biết đường nào mà lần, chẳng biết đội bóng ấy gồm những gì để nắm bắt cho thấu đáo?

Mà người ta càng hoang mang về vai trò của Công Phượng trong đội bóng của HLV Miura, càng băn khoăn về năng lực thực sự, về lối chơi chủ đạo của U23 Việt Nam thì đội bóng này càng khó lường!

Nhà văn Kim Dung từng sáng tác ra bộ kiếm pháp tưởng tượng mang tên “độc cô cửu kiếm”, với cảnh giới cao nhất là dùng vô chiêu để thắng hữu chiêu.

Vì là vô chiêu nên đối phương không biết ta mạnh ở đâu, ta dùng chiêu gì để lên phương án chống đỡ. Hơi khập khiễng, nhưng U23 Việt Nam lúc này cũng hệt như thế. Đối thủ không thể nói đâu là đòn tấn công sở trường của chúng ta, cũng chẳng biết đâu mũi nhọn quan trọng nhất của chúng ta, để mà hóa giải? – Ngay đến Công Phượng còn không chắc sẽ được đá chính hay không, thì thử hỏi đối thủ đoán bằng cách nào?

Kết quả quan trọng hơn phương thức tiếp cận kết quả

Có lẽ HLV Miura là một trong những trường hợp gây tranh cãi nhất của bóng đá Việt Nam trong khoảng chục năm qua. Vị HLV người Nhật trở thành đề tài cho những phản ứng, những bình luận trái chiều bởi ông là trường hợp gần như duy nhất bị chê ngay cả khi đang thành công.

Xét về mặt thành tích thông thường, HLV Miura đang làm tốt đấy chứ, ông đưa đội tuyển U23 Việt Nam vào VCK U23 châu Á, vào vòng knock-out Asiad, vào bán kết SEA Games, sau nhiều năm chúng ta không biết đấu trường châu Á là gì, riêng 2 năm trước còn bị loại ngay vòng bảng SEA Games ở Myanmar.

HLV Miura giúp đội tuyển quốc gia vào bán kết AFF Cup 2014, sau khi cũng ở chính AFF Cup liền ngay trước đó, đội tuyển bị loại từ vòng đầu.

Vị HLV người Nhật dù có thành tích nhưng vẫn bị chê chủ yếu vì đội tuyển do ông cầm quân chơi không hào nhoáng, không… chịu thắng theo kiểu hủy diệt các đối thủ dưới cơ cỡ U23 Lào hay Đông Timor.

Nhưng kỳ thực, chuyện thắng đậm hay không đậm thuộc về phạm trù trường phái. Mà không chỉ trong bóng đá, nhiều lĩnh vực khác cũng đôi khi xuất hiện dạng tranh cãi tương tự.

Ví như trong âm nhạc, có những ca sĩ chỉ cần đứng yên, thậm chí ngồi yên một chỗ cất tiếng hát, vẫn khiến khán phòng bên dưới chao đảo, khiến người xem ngất ngây, như Elton John, Pavarotti hay Tuấn Ngọc. Không nhất thiết cứ phải là nhạc giật thì mới đủ sức rung động người nghe.

Còn chuyện cảm thụ ra sao phụ thuộc vào cái gu âm nhạc và cách thưởng thức của thính giả. Ví như tuổi teen thì dứt khoát không thể mê nhạc của Tuấn Ngọc được. Nhưng nhạc của tuổi teen chỉ nghe một vài lần sẽ thành… nhàm, không thể xếp vào dòng ca khúc bất hủ, hoặc nghe hoài theo năm tháng như các nhạc phẩm do Tuấn Ngọc trình bày.

Bóng đá cũng vậy, đá bốc lửa hay đá chậm rãi rốt cuộc cũng là để đi tìm kết quả, mà kết quả nói cho cùng cũng là để phục vụ đại chúng. Và một khi khán giả nói chung vẫn hài lòng với phần kết quả mà đội bóng của HLV Miura đang mang lại cho đội tuyển U23 Việt Nam, thì đâu thể nói đội bóng ấy thất bại về mặt lối chơi?!

Theo Dân Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải Cầu lông đồng đội quốc gia năm 2024 - Tranh cúp Kamito:
Bắc Giang xuất sắc vô địch

Bắc Giang đã có màn thể hiện tuyệt vời khi giành chiến thắng 3-1 trước TP Hồ Chí Minh trong trận chung kết Giải vô địch cầu lông đồng đội quốc gia 2024 diễn ra tại Thừa Thiên Huế vào sáng 20/4 ở nhóm A. Trong khi đó, thua 1-4 trước Đồng Tháp ở trận chung kết ngược vào tối 19/4, chủ nhà Thừa Thiên Huế đành ngậm ngùi với vị trí cuối cùng ở Nhóm B.

Bắc Giang xuất sắc vô địch
Giải vô địch cầu lông đồng đội quốc gia 2024
Tiếc cho chủ nhà, đẳng cấp lên tiếng

Tối 17/4, Giải vô địch cầu lông đồng đội quốc gia 2024 diễn ra tại Thừa Thiên Huế đã khép lại vòng đấu bảng với lượt đấu cuối của các đội thuộc Nhóm A. Trong khi đó, tiếc của chủ nhà Thừa Thiên Huế khi thua ngược Đà Nẵng và thua đậm Lâm Đồng ở Nhóm B.

Tiếc cho chủ nhà, đẳng cấp lên tiếng
Vòng 14 giải Hạng Nhất Quốc gia 2023/2024:
Thua Trường Tươi Bình Phước, CLB Huế lại yên phận?

Thêm 1 trận thua 1-2 trước CLB Trường Tươi Bình Phước ở vòng 14, CLB Huế đã bị chính đội bóng này “bỏ lại” với khoảng cách 3 điểm trên bảng xếp hạng Giải Hạng Nhất Quốc gia 2023/2024.

Thua Trường Tươi Bình Phước, CLB Huế lại yên phận
Vòng 13 Giải Hạng Nhất Quốc gia 2023/2024:
Thua Long An, CLB Huế “rơi” xuống vị trí thứ 5

Thua 1-3 trước CLB Long An tại vòng 13 giải Hạng Nhất Quốc gia 2023/2024, đội bóng của ông Nguyễn Đức Dũng đã “rơi” từ vị trí thứ 3 xuống thứ 5 trên bảng xếp hạng.

Thua Long An, CLB Huế “rơi” xuống vị trí thứ 5
Return to top