Úc tiến hành kế hoạch dài hơi chống IS
TTH.VN - Hãng tin BBC hôm nay (10/9) dẫn lời Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết, vai trò của Úc trong cuộc chiến chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Trung Đông có thể kéo dài "hàng năm trời".
Theo BBC, nhận định này được đưa ra sau khi Chính phủ Úc tuyên bố các máy bay chiến đấu nước này sẽ tham gia vào nhiệm vụ chống IS ở Syria.
![]() |
Chính phủ Úc tuyên bố sẽ tiếp nhận thêm 12.000 người di cư từ Syria. Ảnh: Reuters. |
Trước đây, với tư cách là một phần của liên minh do Mỹ dẫn đầu, lực lượng không quân Úc chỉ thực hiện nhiệm vụ không kích chống lại nhóm chiến binh IS ở Iraq. Ngoài ra, Úc cũng đã gửi quân giúp đào tạo và tư vấn cho quân đội Iraq.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước, Ngoại trưởng Bishop cho biết, Chính phủ Úc đã cam kết sẽ tiêu diệt nhóm chiến binh cực đoan đầy nguy hiểm này. "Chúng tôi đã luôn nói rằng, sự tham gia của chúng tôi trong các nhiệm vụ chống lại IS tại Iraq sẽ kéo dài hàng năm, không phải chỉ vài tháng hay vài ngày," cô nói.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews cũng tiết lộ với hãng tin ABC rằng vai trò của nước này trong các cuộc xung đột ở Trung Đông sẽ kéo dài "hai hoặc ba năm, tôi không thể nói chính xác bao lâu được".
Lực lượng Không quân Úc đã tiến hành ném bom nhắm vào các mục tiêu của IS ở Iraq trong khoảng 12 tháng qua, nhưng tháng trước, Mỹ đã yêu cầu Úc tiếp tục hỗ trợ chiến dịch, mở rộng vai trò bằng việc theo đuổi các mục tiêu ở Syria.
Trong một diễn biến liên quan, tuần này Úc tuyên bố sẽ tiếp nhận thêm 12.000 người nhập cư đang chạy trốn cuộc khủng hoảng Syria, là ưu tiên trong cam kết sẽ tiếp nhận 13.750 người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới trong năm 2015 của nước này.
Úc cũng sẽ cung cấp 32 triệu USD cho các tổ chức nhân đạo của Liên Hợp Quốc đang làm việc tại Trung Đông để trực tiếp chi trả cho việc hỗ trợ cho 240.000 người phải di tản ở các nước láng giềng Syria và Iraq. Kế hoạch này sẽ làm tăng tổng số viện trợ nhân đạo của Úc cho các cuộc xung đột ở Syria và Iraq lên đến 174.5 triệu USD, tính từ năm 2011.
Châu Âu hiện đang phải vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ II, với hàng chục ngàn người tràn qua biên giới để vào châu Âu nhằm chạy trốn khỏi tình trạng chiến tranh, bạo lực và đói nghèo đang diễn ra ở quê hương họ, nhất là ở Syria.
Tố Quyên (lược dịch từ BBC & ABCnews)
- Hướng tới du lịch xanh: Cần hợp tác để giải quyết lượng khí thải từ vận tải du lịch (12/12)
- ISOM APEC 2020: Vì châu Á-TBD phát triển bền vững và thịnh vượng chung (11/12)
- Bầu cử Anh: Chặng đua nước rút “nóng” với Brexit (11/12)
- Mỹ, Mexico, Canada chính thức ký kết USMCA (11/12)
- Ba Lan phá âm mưu tấn công khủng bố (11/12)
- Liên Hiệp quốc thông qua nghị quyết ngừng bắn trước thềm thế vận hội Tokyo 2020 (11/12)
- Thái Lan: Bangkok xây dựng trang trại trên mái nhà lớn nhất châu Á (11/12)
- Việt Nam chiếm gần 1/3 lưu lượng thương mại điện tử Đông Nam Á (10/12)
-
Tăng cường quan hệ hợp tác Italy - ASEAN
- Australia: Nỗ lực kiểm soát cháy rừng trước khi nhiệt độ tăng cao
- Hàn Quốc: Xuất khẩu có nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng nhất trong 10 năm
- Caribbean: Trẻ em di dời do thiên tai tăng 6 lần trong vòng 5 năm
- WHO: Thông tin sai lệch khiến dịch sởi diễn biến nghiêm trọng
- Hàn Quốc tham vọng trở thành nhà sản xuất mỹ phẩm lớn thứ ba thế giới
- Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức hội đàm kiểm soát thương mại đầu tiên sau xung đột
- Đài Bắc là thành phố đáng sống nhất ở châu Á
- ADB: Các nền kinh tế Đông Nam Á đối mặt áp lực đa dạng hóa do căng thẳng thương mại
- IS nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công cầu London
-
Hành lang kinh tế Đông - Tây đã và đang dần hình thành
- Áo len Giáng sinh là thủ phạm gây ra ô nhiễm đại dương
- Canada: Mục tiêu đưa lượng khí thải carbon dioxide về 0 vào năm 2050
- Tăng cường quan hệ hợp tác Italy - ASEAN
- Tổng thống Hàn Quốc và Mỹ điện đàm về tình hình Bán đảo Triều Tiên
- Caribbean: Trẻ em di dời do thiên tai tăng 6 lần trong vòng 5 năm
- Mỹ tiếp tục xây dựng quan hệ quốc phòng hiệu quả với Việt Nam
- Diễn đàn Biển ASEAN: Quan ngại những diễn biến phức tạp ở Biển Đông
- Pháp đứng trước nguy cơ tê liệt vì tổng đình công
- Lượng khí thải thế giới 2019 tăng khủng khiếp, phá vỡ mức kỷ lục 2018