ClockThứ Năm, 11/07/2019 07:06

UNESCO khởi động dự án thúc đẩy môi trường làm việc an toàn cho nữ phóng viên

TTH.VN - UNESCO đang triển khai một dự án nhằm tạo ra một môi trường làm việc an toàn cho các nữ phóng viên. Dự án kéo dài 1 năm, được triển khai ở 4 nước Ấn Độ, Sri Lanka, Mali và Senegal, và sẽ giải quyết vấn đề từ nhiều khía cạnh.

Công bố các giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer năm 2019

Phóng viên nữ thường đối mặt với nhiều rủi ro về an toàn do vấn đề  tình dục hoặc sự phân biệt giới tính. Ảnh: Devdiscourse

Thông qua một nghiên cứu, UNESCO sẽ phân tích phạm vi các mối đe dọa mà các nhà báo nữ phải đối mặt ở các quốc gia được chọn. Dựa trên nghiên cứu này, các hội thảo xây dựng năng lực sẽ trao quyền cho các nhà báo nữ và kêu gọi sự chú ý của các nhà quản lý truyền thông và lực lượng an ninh địa phương trước các mối đe dọa dựa trên giới tính đối với các phóng viên. Để khuyến khích việc thay đổi thể chế, UNESCO sẽ hỗ trợ các tổ chức truyền thông thực hiện và củng cố các chính sách nhạy cảm về giới hiện có. Dự án cũng sẽ bao gồm việc nâng cao nhận thức toàn cầu.

Thực tế cho thấy, các nhà báo trên toàn thế giới phải đối mặt với rủi ro về an ninh, không chỉ khi làm việc ở các khu vực xung đột mà cả khi đưa tin về các chủ đề nhạy cảm như chính trị, di cư hoặc tham nhũng. Ngoài việc trở thành mục tiêu vì các bài viết của mình, các phóng viên nữ thường cũng bị rơi vào tấm ngắm vì giới tính của họ. Sự lạm dụng và bạo lực mà họ phải đối mặt thường là do bản chất tình dục hoặc sự phân biệt giới tính. Các mối đe dọa và bạo lực đối với các nhà báo nữ, dù chúng xảy ra trực tuyến hay ngoại tuyến, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tàn phá sức khỏe, tâm lý và khả năng làm việc của các nhà báo này, đồng thời cũng có tác động rộng lớn đến xã hội. Quấy rối và đe dọa có thể đẩy phụ nữ ra khỏi lĩnh vực truyền thông vốn vẫn là lĩnh vực mà nam giới thống trị.

Trước những thách thức này, UNESCO đang hợp tác với Swedish Postcode Foundation để giải quyết hàng loạt các mối đe dọa mà các nữ nhà báo phải đối mặt cả trong môi trường kỹ thuật số và ngoại tuyến, có tính đến bối cảnh cụ thể của bốn quốc gia mục tiêu. Dự án nằm trong kế hoạch hành động của LHQ vì sự an toàn của các phóng viên, khuyến khích cách tiếp cận có tính đến các khía cạnh giới của các mối đe dọa và bạo lực. Nó cũng phù hợp với Nghị quyết 39 được thông qua bởi Đại hội đồng UNESCO năm 2017 nhằm giải quyết các mối đe dọa cụ thể đối với sự an toàn của các nhà báo nữ.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Devdiscourse)  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan có thêm 3 thành phố gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu

Tờ Thailand Business News ngày 24/2 trích dẫn thông báo từ Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) cho hay, Bangkok, Khon Kaen và Yala vừa trở thành thành viên của Mạng lưới Thành phố Học tập Toàn cầu (GNLC) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), ghi nhận nỗ lực của các thành phố này trong việc thúc đẩy học tập suốt đời.

Thái Lan có thêm 3 thành phố gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu
Hương Thủy luôn cởi mở, tiếp thu ý kiến từ báo chí

Ông Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy đã bày tỏ tại buổi gặp mặt, cung cấp thông tin về thành tựu kinh tế - xã hội năm 2023 của thị xã vào chiều 26/1. Hơn 100 phóng viên, đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh đã đến dự.

Hương Thủy luôn cởi mở, tiếp thu ý kiến từ báo chí
Gặp mặt phóng viên tác nghiệp tại Quần đảo Trường Sa

Sáng 3/1, tại TP.Cam Ranh (Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức gặp mặt, quán triệt cho phóng viên, diễn viên đội nghệ thuật xung kích Hải quân và các lực lượng đi thăm chúc tết cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân đang làm việc, sinh sống trên Quần đảo Trường Sa nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Đại tá Nguyễn Hữu Minh chủ trì buổi gặp mặt.

Gặp mặt phóng viên tác nghiệp tại Quần đảo Trường Sa

TIN MỚI

Return to top