ClockThứ Năm, 18/08/2016 14:24

Ứng phó với bão số 3: Ưu tiên bảo đảm an toàn cho người dân

TTH.VN - Sáng 18/8, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc giao ban trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố từ Nghệ An trở ra về các phương án chuẩn bị ứng phó cơn bão số 3.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung chỉ đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia theo dõi sát diễn biến của bão, mưa lũ, dự báo kịp thời, chính xác để người dân chủ động ứng phó.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp để ứng phó với bão số 3

Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng tăng tần suất, thời lượng phát sóng, cập nhật thường xuyên tình hình, diễn biến bão, những chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong ứng phó với bão.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tập trung chỉ đạo ngành Thuỷ sản phối hợp với Bộ đội Biên phòng rà soát, kiểm đếm lại tàu thuyền trên biển, đặc biệt là tàu thuyền hoạt động ở vùng nguy hiểm. Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu đưa các tàu, thuyền vào nơi tránh trú an toàn, không để tàu thuyền nào còn hoạt động trên biển trong vùng ảnh hưởng của bão.

Bộ NN&PTNT cũng cần chỉ đạo các địa phương rà soát, bảo đảm an toàn đê biển, an toàn hồ, đập, có các biện pháp cấp bách để xử lý, bảo đảm vận hành an toàn. Đồng thời chủ động tiêu nước, chống ngập úng, tổ chức tuần tra, canh gác, hộ đê theo các cấp báo động.

Bộ Công Thương tập trung chỉ đạo vận hành an toàn các đập thuỷ điện, chủ động phòng chống lũ cho hạ du. Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho hệ thống điện, các hầm, lò khai thác khoáng sản. Chủ động dự trữ hàng hoá thiết yếu để cung cấp khi có yêu cầu.

Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong bảo đảm an toàn hồ, đập, các công trình trọng yếu. Cần chủ động bảo vệ các công trình tháp cao, công trình đang xây dựng hoặc có nguy cơ sập đổ cao.

Bộ Giao thong vận tải tập trung chỉ đạo bảo vệ đường, công trình giao thông, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, khắc phục nhanh nhất hậu quả nếu có.

Bộ Công an kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm giao thông, tăng cường cảnh báo an toàn cho người dân. Cần bố trí lực lượng tại các khu vực xung yếu, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương. “Lực lượng vũ trang là nòng cốt trong huy động, tổ chức lực lượng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến, thường xuyên cập nhật tình hình, không để xảy ra bị động, bất ngờ với phương châm 4 tại chỗ. Đánh giá cụ thể nguy cơ ảnh hưởng của mưa lũ để chủ động ứng phó. Chủ động phương án tiêu thoát nước cho đô thị, sản xuất nông nghiệp. Tuỳ tình hình mưa bão để có phương án chủ động cho học sinh nghỉ học nhằm tránh tai nạn.

Các địa phương ven biển tập trung cấm tàu thuyền ra khơi, neo đậu, tổ chức sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm. Các tỉnh miền núi, trung du chủ động có phương án phòng chống lũ. Giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm tính mạng, tài sản cho người dân.

Theo báo cáo của thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, tính đến sáng nay, Bộ đội Biên phòng các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Trị phối hợp với ngành Thuỷ sản, chính quyền địa phương đã thông báo, kiểm đến, hướng dẫn cho 36.321 phương tiện, lồng bè, lều chòi với 125.721 lao động biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.

Theo báo cáo của các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, các địa phương này đang tích cực kêu gọi tàu bè vào neo đậu. Các địa phương cam kết trong ngày hôm nay sẽ hoàn tất việc đưa tàu, bè vào neo đậu, sơ tán người tại các lồng bè nuôi trồng thuỷ sản.

Theo dự báo, sáng sớm ngày mai (19/8), tâm bão sẽ nằm trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ (khoảng 20.5 độ Vĩ Bắc và 108.6 độ Kinh Đông). Sức gió mạnh nhất của vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11 đến cấp 13 và còn tiếp tục mạnh thêm. 

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Return to top