ClockChủ Nhật, 31/07/2016 14:59

UNICEF: Cho con bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh là liều vaccine đầu tiên cho trẻ

TTH.VN - Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cảnh báo rằng, có khoảng 77 triệu trẻ sơ sinh trên thế giới – tương đương với ½ số trẻ sơ sinh toàn cầu, không được bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, khiến bọn trẻ bị mất các chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết, do đó làm tăng nguy cơ tử vong.

Một bà mẹ đang cho con bú sau sinh. Ảnh: UNICEF

Theo tổ chức này, trì hoãn việc cho con bú sang từ 2 đến 23 giờ sau khi sinh làm tăng đến 40% nguy cơ tử vong trong 28 ngày chào đời đầu tiên của trẻ. Nếu hành động này bị trì hoãn đến sau 24 giờ hoặc nhiều hơn thì nguy cơ tử vong có thể tăng lên đến 80%.

"Cho con bú sớm có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết," ông France Bégin - Cố vấn cấp cao về dinh dưỡng của UNICEF cho biết trong một thông cáo báo chí.

"Nếu tất cả các em bé đều không ăn gì ngoài sữa mẹ từ lúc sinh ra cho đến 6 tháng tuổi, thì có hơn 800.000 sinh mạng trẻ nhỏ sẽ được cứu sống mỗi năm", bà nói thêm.

Sữa mẹ là vaccine đầu tiên của một em bé, sự bảo vệ đầu tiên và tốt nhất mà chúng có được để chống lại ốm đau và bệnh tật. Cho con bú cũng cung cấp cho chúng các chất dinh dưỡng và kháng thể thiết yếu; đồng thời việc tiếp xúc da kề da với mẹ sẽ giúp bảo vệ trẻ nhỏ khỏi bệnh tật.

Sự chậm trễ trong lần tiếp xúc đầu tiên đầy quan trọng này không chỉ làm giảm cơ hội sống sót của trẻ sơ sinh mà còn làm hạn chế nguồn cung cấp sữa và làm giảm cơ hội “cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ”.

Những thông tin này được UNICEF tiết lộ trong bối cảnh Tuần lễ Thế giới cho con bú sắp diễn ra, được tổ chức hàng năm từ 1/8 – 7/8 tại hơn 170 quốc gia nhằm đẩy mạnh việc cho con bú và cải thiện dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, dữ liệu của UNICEF cho thấy, tiến trình khuyến khích để có thêm trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong vòng một giờ đầu tiên chào đời đã bị chậm trong vòng 15 năm qua. Tình hình đặc biệt đáng lo ngại là ở châu Phi cận Sahara, nơi tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đang đạt mức cao nhất trên toàn thế giới; tỷ lệ bú mẹ sớm chỉ tăng 10% kể từ năm 2000 tại Đông và Nam châu Phi, và tình hình vẫn không thay đổi ở Tây và Trung Phi.

Ngay cả ở Nam Á, nơi có tỉ lệ bắt đầu bú mẹ sớm tăng gấp 3 lần trong 15 năm qua, từ 16% trong năm 2000 lên 45% vào năm 2015, thì mức tăng này vẫn chưa đủ, khi 21 triệu trẻ sơ sinh vẫn phải chờ đợi quá lâu trước khi chúng được nuôi bằng sữa mẹ.

UNICEF cũng đã phát hiện ra rằng, phụ nữ không nhận được sự giúp đỡ cần thiết để bắt đầu cho con bú ngay sau khi sinh, ngay cả từ phía bác sĩ, y tá hộ sinh. Ngoài ra, nuôi con chất lỏng hoặc các loại thực phẩm khác là một lý do khiến việc bú mẹ sớm bị trì hoãn. Ở nhiều nước, nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa công thức, sữa bò hoặc nước đường trong 3 ngày đầu tiên sau khi chào đời đã trở thành tục lệ. Có đến gần một nửa số trẻ sơ sinh được cho bú các loại chất lỏng nói trên.

"Khi em bé được cung cấp một giải pháp thay thế ít dinh dưỡng hơn sữa mẹ, chúng sẽ bú ít hơn bình thường, điều này khiến các bà mẹ gặp nhiều khó khăn hơn để bắt đầu và tiếp tục cho con bú", UNICEF cho biết. "Trên thế giới, chỉ có 43% trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn", thông tin từ UNICEF tiết lộ thêm.

Những em bé hoàn toàn không được bú sữa mẹ có nguy cơ tử vong cao gấp 14 lần so với những đứa trẻ chỉ bú thuần một loại sữa mẹ.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN & Rebrn)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ: Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Trong một báo cáo mới vừa được công bố ngày 12/3, Liên Hiệp Quốc cho biết số trẻ em trên toàn thế giới tử vong trước 5 tuổi đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2022, và đây là năm đầu tiên số trẻ nhỏ tử vong giảm xuống dưới 5 triệu.

LHQ Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ giảm xuống mức thấp kỷ lục
UNICEF kêu gọi tài trợ khẩn cấp 9,3 tỷ USD

Nhằm đối phó với sự gia tăng đáng báo động của các cuộc khủng hoảng nhân đạo, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã đưa ra lời kêu gọi tài trợ khẩn cấp trị giá 9,3 tỷ USD để tiếp cận ít nhất 93,7 triệu trẻ em sống ở 155 quốc gia.

UNICEF kêu gọi tài trợ khẩn cấp 9,3 tỷ USD
UNICEF: Gaza là “nơi nguy hiểm nhất thế giới” đối với trẻ em

Người đứng đầu Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) hôm qua (22/11) gọi Dải Gaza là “nơi nguy hiểm nhất thế giới đối với trẻ em” và cho rằng thỏa thuận tạm ngừng bắn vừa đạt được giữa Israel và Hamas là không đủ để cứu mạng các đứa trẻ.

UNICEF Gaza là “nơi nguy hiểm nhất thế giới” đối với trẻ em
Hai bà mẹ vượt lũ sinh con an toàn ở Phong Điền

Ngày 14/10, Trung tâm y tế Phong Điền cho biết, hai bà mẹ tránh lũ từ tuyến dưới đến sinh con đã được các bác sĩ đỡ đẻ an toàn. Trẻ sinh ra bú tốt, sức khỏe bà mẹ ổn định và đang được chăm sóc tại đơn vị.

Hai bà mẹ vượt lũ sinh con an toàn ở Phong Điền
UNICEF: Thế giới hiện có 250 triệu trẻ em thất học

Theo số liệu mới vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) công bố, số trẻ em và thanh, thiếu niên thất học kể từ năm 2021 đến nay đã tăng thêm 6 triệu trẻ, nâng tổng số trẻ thất học trên toàn cầu hiện lên tới 250 triệu người. Sự gia tăng này một phần là do việc hàng loạt trẻ em gái và phụ nữ trẻ ở Afghanistan không được tiếp tục đến trường, đồng thời cũng do sự trì trệ liên tục trong tiến độ giáo dục trên toàn thế giới.

UNICEF Thế giới hiện có 250 triệu trẻ em thất học

TIN MỚI

Return to top