ClockThứ Sáu, 22/07/2016 10:24

Ưu đãi phải đến với người có công nhanh nhất

TTH - Công tác chăm lo đời sống cho người có công đã được cụ thể hóa bằng nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngày càng có nhiều tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân thể hiện lòng tri ân thông qua những việc làm thiết thực. Bà Phan Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Lao động TB&XH chia sẻ:

Toàn tỉnh hiện có trên 100 nghìn người có công và hiện có trên 22.000 người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Ngoài việc thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách, các cấp, các ngành quan tâm thường xuyên nên đời sống gia đình người có công ngày được nâng lên. Đến nay có đến trên 99% gia đình có công có cuộc sống bằng hoặc cao hơn người dân tại nơi cư trú.

Việc đánh giá được các địa phương dựa trên cơ sở mức sống của người dân trên địa bàn, với tiêu chí thu nhập bình quân của từng gia đình và điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội khác. Kết quả này có được thông qua kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm.

Bà Phan Minh Nguyệt. Ảnh: Hữu Phúc

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương ít xảy ra khiếu nại tố cáo. Điều này có phải vì đã giải quyết hết những tồn đọng, vướng mắc trong công tác người có công, thưa bà ?

So với các địa phương khác, Thừa Thiên Huế ít xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo nhưng không có nghĩa là đã giải quyết hết tồn đọng, vướng mắc. Qua kết quả tổng rà soát theo Chỉ thị 23 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh cũng đã ghi nhận những trường hợp tồn đọng.

Ít xuất hiện khiếu nại, tố cáo do trong quá trình giải quyết chế độ, chính sách chúng tôi thực hiện với tiêu chí làm thế nào để người có công, thân nhân người có công được giải quyết chế độ một cách đúng, đủ, kịp thời. Chúng tôi luôn chú trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn để người có công, thân nhân người có công được thụ hưởng một cách nhanh nhất ưu đãi của Nhà nước. Trong quá trình tổ chức thực hiện, chúng tôi luôn lắng nghe để ghi nhận những khó khăn, vướng mắc nhằm nghiên cứu, trường hợp tháo gỡ được sẽ hướng dẫn để xử lý kịp thời, đồng thời tổng hợp đề xuất, kiến nghị Bộ chủ quản xem xét, giải quyết đối với những vướng mắc không thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.

Sở đã có sự linh hoạt như thế nào trong giải quyết chế độ cho người có công và những khó khăn trong vấn đề này?

Trong quá trình triển khai các quy định về ưu đãi người có công vẫn còn những quy định chưa sát và gặp khó khăn khi triển khai thực hiện trong thực tiễn. Ví như quy định về căn cứ xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ là vẫn vướng phải thủ tục. Theo quy định, phải có danh sách liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh, hoặc giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước… Hiện nay, toàn tỉnh có 31 trường hợp không đủ các thủ tục theo quy định hiện hành, hồ sơ chỉ thể hiện có 2 người làm chứng, hoặc 1 người làm chứng.  Tuy nhiên, qua xác minh, chúng tôi đã tổng hợp hồ sơ, UBND tỉnh có văn bản trình Chính phủ công nhận liệt sĩ đối với các trường hợp này.

Một chuyến tham quan, nghỉ dưỡng dành cho người có công huyện Quảng Điền và Tp. Huế do Cty CP Thanh Tân đài thọ. Ảnh: Võ Nhân

Có những trường hợp nào mà bà thấy trăn trở?

Quy định về giải quyết chế độ đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, một trong những quy định là bị tù trong nhà tù có trong danh mục quy định. Hiện nay, trong danh mục chỉ có nhà tù của 49/63 tỉnh thành, và với 49 tỉnh/thành có trong danh mục cũng không thể hiện đầy đủ các nhà tù có ở các địa phương trên. Có những trường hợp người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày có thể hiện rõ quá trình hoạt động trong lý lịch cán bộ, đảng viên hoặc trong các giấy tờ có giá trị pháp lý khác song vẫn không giải quyết được do không ở tại một trong các nhà tù có trong danh mục quy định.

Giám định ADN để trả lại tên cho liệt sĩ chưa xác định được danh tính là công việc cần thiết, tuy nhiên, thân nhân liệt sĩ gặp khó khăn khi lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ để giám định ADN. Bà có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Chính phủ đã có đề án về giám định ADN nhằm trả lại danh tính cho liệt sĩ. Tuy nhiên, vẫn chưa có chủ trương lấy mẫu sinh phẩm hài cốt đồng loạt đối với mộ liệt sĩ thiếu thông tin hiện đang an táng trong các nghĩa trang liệt sĩ. Quy định về thủ tục lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ để giám định ADN khá chặt chẽ để đạt hiệu quả cao trong quá trình phân tích, giám định ADN. Bình quân, mỗi năm toàn tỉnh có từ 20 đến 30 hồ sơ đề nghị giám định ADN.

Khi xét duyệt hồ sơ, theo quy định, thân nhân liệt sĩ làm đơn có xác nhận của chính quyền địa phương và một trong các giấy tờ có thông tin về nơi liệt sĩ hy sinh hoặc nơi an táng liệt sĩ: sơ đồ mộ chí, giấy báo tử, giấy xác nhận của cơ quan quản lý liệt sĩ trước lúc hy sinh; giấy xác nhận của đồng đội liệt sĩ có xác nhận của chính quyền địa phương… Sau khi thân nhân liệt sĩ thực hiện đầy đủ thủ tục phải được thông báo đồng ý của Cục Người có công  (Bộ Lao động – TB & XH) mới được lấy mẫu sinh phẩm. Vì vậy, Sở đang kiến nghị Bộ rút ngắn quy trình, chỉ cần Sở Lao động – TB & XH các địa phương có trách nhiệm thông báo để thân nhân liệt sĩ lấy mẫu sinh phẩm hài cốt sau khi tiếp nhận đầy đủ thủ tục. 

Còn những vấn đề gì trong thời gian tới để thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với người có công thưa bà?

Theo tôi, các cấp, các ngành cần làm tốt công tác tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi để thương binh, bệnh binh, người có công, gia đình có công tiếp tục phát huy ý chí tự lực tự cường, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và tham gia các hoạt động xã hội. Tiếp tục làm tốt hơn công tác tu bổ, tôn tạo mộ, nghĩa trang liệt sĩ và công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính liệt sĩ, thông báo và tạo điều kiện cho các gia đình người thân đến thăm viếng.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra thường xuyên, đồng thời phát huy vai trò giám sát để chủ trương chính sách đến với Nhân dân đầy đủ, kịp thời. Phát hiện và giải quyết những tồn đọng trong thực hiện chính sách; uốn nắn, xử lý những lệch lạc, sai phạm để chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ, không để xảy ra tiêu cực trong việc thực hiện các chính sách.

Cám ơn bà về cuộc trò chuyện!

Từ kết quả rà soát theo Chỉ thị 23 của Thủ tướng Chính phủ có thể khẳng định ở Thừa Thiên Huế không có tình trạng làm giả mạo, làm khống hồ sơ để trục lợi. Tuy nhiên, có 79 trường hợp thực hiện sai chế độ, chủ yếu là hưởng tuất quá tuổi không cắt, thân nhân liệt sĩ (LS trở về), hưởng trùng, vừa hưởng trợ cấp người có công giúp đỡ cách mạng vừa hưởng trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học... Sau khi tổng rà soát, chúng tôi đã kịp thời điều chỉnh để chế độ chính sách đến đúng đối tượng.

HUẾ THU (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Niềm tin về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV

Tại Phiên họp của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã có bài phát biểu quan trọng: “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng”. Tiếp thu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, cán bộ, đảng viên ở Quảng Bình bày tỏ niềm tin sâu sắc về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV của Đảng sắp diễn ra…

Niềm tin về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV
Đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm giã cào, sai tuyến

Ngày 27/3, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác tuần tra phòng, chống tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép trên vùng biển ven bờ năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm giã cào, sai tuyến
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Canh chua lá me đất

Sống trong lòng xứ Huế, thật đáng tiếc nếu thờ ơ không để ý tới thứ sắc màu tim tím mọc ven bờ sông Hương hoặc bất kỳ trong mảnh vườn nào đó. Thứ tôi muốn kể với thế giới liên quan đến sắc màu tim tím đời thường, gần gũi ấy đơn giản là một tô canh chua lá me đất. Mà nấu canh chua thì có nhiều kiểu chế biến lắm. Kiểu truyền thống, tùy theo vùng miền, mỗi nơi lại có một kiểu gây hứng thú riêng.

Canh chua lá me đất
Chăm lo đời sống cho lao động nữ

Lao động nữ (LĐN) chiếm hơn 72% công nhân lao động trong các doanh nghiệp (DN) thuộc Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh. Việc chăm lo đời sống cho LĐN luôn được các cấp công đoàn tập trung thực hiện.

Chăm lo đời sống cho lao động nữ

TIN MỚI

Return to top