ClockThứ Hai, 18/11/2019 15:55

Ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng chống thiên tai

TTH.VN - Ngày 18/11, thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Chí Tài cho rằng, cần ưu tiên thêm nguồn lực cho công tác phòng chống thiên tai.

Những bài học sâu sắc về phòng chống thiên taiHuy động nguồn lực của xã hội cho công tác phòng chống thiên taiChủ động phương án ứng phó ngay với cơn bão mạnh nhất từ đầu nămNghiêm cấm tàu, thuyền ra khơi từ ngày 8/11Tự phòng, sẵn sàng ứng phó

Phó Trưởng đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế- Nguyễn Chí Tài phát biểu thảo luận tổ

Sớm ứng dụng khoa học công nghệ

Theo đại biểu Nguyễn Chí Tài, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều, tôi thống nhất phải sửa đổi luật này, bởi thời gian qua, công tác phòng chống thiên tai diễn biến phức tạp, tuy nhiên nguồn lực, thành phần tham gia cho công tác phòng chống thiên tai vẫn còn nhiều khó khăn.

Tại khoản 5, Điều 3 của luật, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung vào quy định công trình phòng chống thiên tai loại công trình: chống ngập, công trình chống lũ ống. Thời gian qua, nhiều trường hợp lũ ống, lũ quét xảy ra gây thiệt hại rất nghiêm trọng đến người và của tại một số tỉnh miền núi phía Bắc cũng như tình trạng triều cường gậy ngập cục bộ hiện đang diễn ra và có chiều hướng ngày càng gia tăng tại các tỉnh thành phía Nam. Đây là loại hình thiên tai cực kỳ nguy hiểm, Chính phủ các bộ, ngành đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để phòng, chống nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân.

Theo đại biểu, đề nghị Ban soạn thảo cần đưa thêm các công trình, chống lũ ống, chống ngập vào dự thảo luật. Quy định được viết lại là: “Công trình phòng, chống thiên tai là công trình do Nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng, bao gồm trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, công trình chống ngập, chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn, chống sạt lở, chống lũ ống, lũ quét, chống sét; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai”.

Tại Khoản 2 Điều 1 - Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và bổ sung khoản 6, khoản 7 vào Điều 5 của Luật Phòng chống thiên tai, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định bố trí nguồn lực để ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai. Thời gian qua, nhiều công nghệ về phòng, chống thiên tai được áp dụng vào thực tế như: Cảnh báo sớm động đất, sóng thần; ứng dụng đồng hóa dữ liệu vệ tinh nghiên cứu và dự báo mưa lớn bằng mô hình số; cài đặt phần mềm phục vụ nghiên cứu xói lở sông; áp dụng đa phương tiện xây dựng hệ thống cảnh báo sớm tai biến lũ quét chi tiết đến cấp xã ở vùng núi...

Những ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác phòng, chống thiên tai đã giúp giảm được thiệt hại và người và của, phù hợp chủ trương chuyển từ khắc phục hậu quả sang đẩy mạnh phòng, chống. Vì vậy, cần có nguồn ngân sách phù hợp để phục vụ việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong phòng, chống thiên tai. Quy định nên được viết lại là: “Ưu tiên bố trí nguồn lực xây dựng, triển khai, ứng dụng các chương trình khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai”.

Có chế độ, chính sách cho lực lượng tham gia phòng chống thiên tai

Thi công giai đoạn hai kè biển qua xã Phú Thuận, Phú Vang

Ông Nguyễn Chí Tài cơ bản tán thành việc quy định lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ và các tổ chức đoàn thể khác tại địa phương. Khi thiên tai xảy ra, lực lượng tại chỗ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các tình huống và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn, đây là lực lượng tiếp cận nhanh nhất với hiện trường trong điều kiện ở những địa phương bị chia cắt. Quy định như dự thảo góp phần làm rõ sự cần thiết trong việc tổ chức lực lượng theo phương châm 4 tại chỗ trong phòng chống thiên tai. Tuy nhiên, để quy định này được hoàn thiện, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm một số vấn đề sau:

Thứ nhất, việc hình thành lực lượng xung kích trong phòng chống thiên tai cấp xã sẽ do cơ quan nào quyết định thành lập. Điều này rất quan trọng vì trong thực tế, các đơn vị xung kích cấp xã thực hiện khá nhiều nhiệm vụ như di dời người dân, khắc phục hậu quả thiên tai và trong một số trường hợp có thể tiến hành cưỡng chế để đảm bảo an toàn cho người dân... Để lực lượng này thực hiện tốt nhiệm vụ cần có cơ quan chức năng ban hành quyết định thành lập. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo luật nghiên cứu bổ sung thêm quy định cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập lực lượng phòng, chống thiên tai cấp xã vào trong dự thảo luật để đảm tính thống nhất.

Thứ hai, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm quy định về chức năng, nhiệm vụ và một số chính sách đặc thù cho lực lượng xung kích làm công tác phòng, chống thiên tai. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, lực lượng này luôn xung kích tại những vị trí nguy hiểm nhất nhằm hỗ trợ và giúp đỡ Nhân dân, hạn chế thiệt hại về người và của trên địa bàn. Do đó, cần có những quy định về chế độ, chính sách đặc thù phù hợp trong việc tham gia công tác phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn cho các lực lượng xung kích để yên tâm thực hiện nhiệm vụ. 

Thái Sơn (ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn

Ngày 16/3, Đoàn giám sát của Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” do Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn đã đi khảo sát tình hình thực hiện dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Túy Loan (cao tốc đi qua Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng).

Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn
Tạo sự đồng bộ, thống nhất trong việc đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào thực tiễn

Ngày 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị.

Tạo sự đồng bộ, thống nhất trong việc đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào thực tiễn
Gắn việc sắp xếp, tổ chức bộ máy với tinh giản biên chế

Ngày 1/3, Đoàn ĐBQH tỉnh do Phó trưởng đoàn Nguyễn Thị Sửu làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát, làm việc với Sở Nội vụ về Nghị quyết 19 thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) giai đoạn 2018 - 2023.

Gắn việc sắp xếp, tổ chức bộ máy với tinh giản biên chế
Return to top