ClockThứ Hai, 24/07/2017 14:05

Vắc-xin sẽ không cần tiêm, dán là xong

Viện công nghệ Georgia vừa công bố những kết quả thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người đầy hứa hẹn đối với miếng dán vắc-xin phòng cảm cúm.

Các mũi kim siêu nhỏ, chưa tới 1 mm, được gắn trên bề mặt miếng dán vắc xin - Ảnh: Viện công nghệ Georgia

Theo đài NPR (Mỹ), kết quả nghiên cứu về miếng dán vắc-xin phòng cảm cúm của Phòng bào chế thuộc Viện Công nghệ Georgia được đăng tải trên tạp chí y khoa uy tín The Lancet trong tháng qua.

Theo đó, loại miếng dán vắc-xin này có kích thước tương đương một băng dán cá nhân loại nhỏ, trên đó gắn nhiều mũi kim siêu nhỏ đủ để đưa vào cơ thể liều vắc-xin cảm cúm.

Miếng dán này được dán vào cánh tay và khi có áp lực tác động, các mũi kim nhỏ trên miếng dán sẽ bắt đầu xuyên xuống dưới ra, phát tán liều lượng vắc-xin tương đương với liều tiêm thông thường.

Trong nghiên cứu lâm sàng, 100 người tham gia đã được "tiêm" vắc xin theo cách thông thường hoặc bằng miếng dán.

Sáu tháng sau đó, không ai tham gia nghiên cứu bị cảm cúm. Những người dùng miếng dán vắc-xin gặp một số hiện tượng như hơi ngứa, mẫn cảm hoặc sưng đỏ, nhưng không có tác dụng phụ nào nghiêm trọng.

Miếng dán vắc-xin với rất nhiều mũi kim siêu nhỏ có độ dài chưa tới 1 mm của Viện Công nghệ Georgia - Ảnh: Viện Công nghệ Georgia

Theo bà Yasmine Gomaa, phó giám đốc phòng bào chế, khoảng 70% người tham gia nghiên cứu cho biết họ thích dùng miếng dán hơn tiêm.

Cũng theo bà Gomaa, phòng bào chế của bà đang hướng tới mục tiêu phát triển các loại miếng dán vắc-xin phòng các bệnh khác.

Loại miếng dán vắc-xin này, có thể bảo quản ở nhiệt độ 40 độ C trong khoảng thời gian 1 năm, sẽ hữu dụng ở các quốc gia đang phát triển vì không cần phải bảo quản lạnh như các vắc-xin thông thường.

Không những thế, ngay cả những người không có chuyên môn y tế cũng có thể tự "tiêm" vắc-xin bằng miếng dán này. Ngay trong nghiên cứu của Viện Georgia, một số người đã tự dán miếng dán vắc-xin cúm cho họ.

Năm 2015, Viện Công nghệ Georgia và hãng dược phẩm Micron Biomedical đã nhận được khoản tài trợ 2,5 triệu USD từ quỹ Bill and Melinda Gates để phát triển loại miếng dán vắc-xin phòng bệnh bại liệt. 

Theo Tuổi Trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thiếu vắc-xin SII, DPT4 do phụ thuộc nguồn cung ứng

Tình trạng tạm gián đoạn cung ứng vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang diễn ra không chỉ ở Thừa Thiên Huế mà cả nhiều tỉnh thành trong cả nước. Một số phụ huynh tìm đến tiêm dịch vụ, trong khi những người không có điều kiện lại lo lắng.

Thiếu vắc-xin SII, DPT4 do phụ thuộc nguồn cung ứng
Bảo quản tốt vắc-xin phòng COVID-19, vận động nhóm nguy cơ cao đi tiêm

Đến thời điểm này, toàn tỉnh còn gần 11.000 liều vắc-xin phòng COVID-19 loại Astra Zeneca và Verocell có hạn sử dụng lần lượt từng loại đến tháng 7, 9 và 10/2023. Cùng với công tác bảo quản, phân bổ về các địa phương, ngành chức năng tiếp tục khuyến khích người tham gia tiêm vắc-xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch.

Bảo quản tốt vắc-xin phòng COVID-19, vận động nhóm nguy cơ cao đi tiêm
Kiên trì truyền thông để tăng tỷ lệ tiêm vắc-xin cho trẻ

ThS. BSCKII. Nguyễn Lê Tâm, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhấn mạnh điều đó, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn thường trực, nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác cũng xuất hiện và lưu hành trong cộng đồng, đe dọa đến sức khỏe của người dân – nhất là trẻ nhỏ.

Kiên trì truyền thông để tăng tỷ lệ tiêm vắc-xin cho trẻ

TIN MỚI

Return to top