ClockChủ Nhật, 08/04/2018 18:18

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng xanh ở khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng

TTH - Trong vòng 20 năm, tăng trưởng kinh tế nhanh ở khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) đã hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo và mang lại cuộc sống thịnh vượng cho hơn 420 triệu dân.

Thủ tướng đưa thông điệp mạnh mẽ về sử dụng tài nguyên nước MekongADB cam kết hỗ trợ cho sự phát triển của các nước tiểu vùng Mekong mở rộng

Công nghệ là chìa khóa của tiến trình tăng trưởng xanh ở các nước GMS. Ảnh: Greater Mekong Subregion

Phần lớn, sự tăng trưởng này đều phụ thuộc vào nguồn lợi lấy từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, với khả năng tạo ra ít nhất 1/2 tổng giá trị tài sản của một số nước GMS. Tuy nhiên, việc lạm dụng đường lối “tăng trưởng trước, làm sạch sau” đã và đang gây ra tình trạng xuống cấp trầm trọng về môi trường do ô nhiễm đất, nước, không khí, thâm hụt đất rừng, lạm dụng tài nguyên thiên nhiên và phát thải quá quy định.

Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, sáu nước GMS bao gồm Campuchia, tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Myanmar vàThái Lan đang từng bước triển khai nhiều kế hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên và tăng cường dịch vụ làm sạch hệ sinh thái.

Cụ thể, tất cả các nước thành viên đều đang chuyển hướng từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Đơn cử, Trung Quốc đang dần loại bỏ các nhà máy điện đốt than và tăng cường tạo ra các nguồn năng lượng sạch từ gió, mặt trời và nước. Cùng với đó, Thái Lan cũng đang vận hành tốt nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á....

Tuy nhiên, các nước vẫn cần thực hiện nhiều hành động rõ ràng, cụ thể và nhanh chóng hơn nữa. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có thể gây nên hàng loạt thiên tai, các thách thức lớn về vấn đề môi trường và ảnh hưởng của nó đến tốc độ tăng trưởng sẽ ngày càng khó giả quyết.

Trong vấn đề này, công nghệ được xem là chìa khóa. Trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn (Big data), người máy, công nghệ nano và các sáng kiến thú vị khác đang nhanh chóng tại đình hình lộ trình phát triển của nền kinh tế và cộng đồng.

Được biết, mục tiêu chính của công nghệ mới là hỗ trợ đảm bảo quá trình phát triển xanh – phát triển đôi bên cùng có lợi cho cả nền kinh tế và môi trường. Bằng cách áp dụng công nghệ mới, môi trường đất, nước, không khí sẽ được cải thiện và duy trì. Kết quả chung sẽ là phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, giảm ô nhiễm và quản lý chất thải tốt hơn.

Về phương diện môi trường, sự xuất hiện của máy bay không người lái, hệ thống viễn thám và WebGIS đang được sử dụng triệt để nhằm đảm bảo các hoạt động đánh bắt và lâm nghiệp diễn ra thuận lợi, trong khi các chất thải được thu gom xử lý bằng hệ thống xe điện, công nghệ nhiên liệu hiệu quả cũng giúp các nước đạt được các mục tiêu giảm khí nhà kính...

Mặc dù nhận thức được lợi ích từ công nghệ, song các nước cần xác định rõ công nghệ không phải là yếu tố duy nhất của phát triển xanh. Các phương pháp truyền thống khác như bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý môi trường cũng phải được mở rộng và tăng cường để đảm bảo phát triển toàn diện ở khu vực GMS, chuyên gia về môi trường của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Pavit Ramachandran cho hay.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ AECtoday News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Khẳng định vai trò mặt trận và các đoàn thể

Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội (MTTQVN & CĐTCT – XH) là mục tiêu xuyên suốt, thường xuyên liên tục của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.

Khẳng định vai trò mặt trận và các đoàn thể
Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

TIN MỚI

Return to top