ClockChủ Nhật, 06/01/2019 11:43

“Vai trò của truyền thông trong tuyên truyền bảo hiểm thất nghiệp”

TTH.VN - Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một trong những chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước ta về an sinh xã hội, được ví như “phao cứu sinh” đối với người lao động không may bị thất nghiệp, giúp họ có được khoản hỗ trợ cần thiết trong thời gian tìm kiếm công việc mới, giải quyết những khó khăn trước mắt trong cuộc sống.

Quy định mức chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYTThiếu đối thoại, tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hộiPhong Điền: Tập huấn tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp năm 2018Hỗ trợ lao động thất nghiệp chuyển đổi nghềHội thảo về vai trò của truyền thông trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hộiBáo Bảo hiểm xã hội và vai trò định hướng truyền thôngThực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp gắn với tư vấn giải quyết việc làm

Tư vấn cho người lao động khi đi tìm việc làm

Qua công tác tuyên truyền giúp NLĐ, người sử dụng lao động nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa của chính sách BHTN; đồng thời kịp thời phản ánh những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện chính sách BHTN, giúp các cơ quan chức năng kịp thời chỉ đạo xử lý.

Công tác truyền thông có vai trò hết sức quan trọng, giúp cho NLĐ hiểu rằng, nếu gặp rủi ro về việc làm, chính sách BHTN có các biện pháp nhằm thay thế, bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi thất nghiệp, quan trọng hơn nữa là có các biện pháp để hỗ trợ NLĐ tham gia học nghề để nâng cao trình độ kỹ năng nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp; tư vấn, giới thiệu việc làm để người thất nghiệp nhanh chóng tìm được việc làm mới, đồng thời người thất nghiệp còn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế (BHYT). Trên thực tế, không ít NLĐ mất việc làm, tuy nhiên do không hiểu biết về chính sách BHTN nên đã không làm các hồ sơ, thủ tục để được hưởng lợi từ chính sách BHTN, dẫn đến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Thời gian qua, Báo Quảng Ngãi đã đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh, trong đó có các chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT, BHTN. Hằng năm, Báo Quảng Ngãi và BHXH tỉnh Quảng Ngãi ký hợp đồng tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN trên báo in (2 kỳ/tháng, mỗi kỳ 1 trang) và thực hiện chuyên mục Hỏi-Đáp định kỳ vào số báo ngày thứ năm hằng tuần nhằm tiếp nhận và giải đáp những thắc mắc của NLĐ liên quan đến việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Ngoài ra, Báo Quảng Ngãi còn phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh thực hiện chuyên mục Lao động và Công đoàn đăng trên báo in (1 trang/tháng); phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện các chuyên trang về dạy nghề cho NLĐ, trong đó thường xuyên tuyên truyền về chính sách BHTN; hỗ trợ dạy nghề cho NLĐ.

Ban Biên tập Báo Quảng Ngãi khuyến khích phóng viên viết bài tuyên truyền về lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN bằng cách tăng nhuận bút và thưởng đối với những tin, bài đạt chất lượng. Phóng viên phụ trách lĩnh vực BHXH luôn bám sát mảng ngành được phân công theo dõi và thường xuyên có tin, bài đăng trên báo in và báo điện tử. Ban Biên tập tạo điều kiện để phóng viên phụ trách lĩnh vực tham gia các lớp tập huấn, hội thảo… trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao kiến thức, nắm bắt đầy đủ thông tin về chủ trương, chính sách liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN, đảm bảo việc tuyên truyền được kịp thời, chính xác và chất lượng.

 Đối với Báo Quảng Ngãi điện tử với lượng truy cập 20 nghìn lượt/ngày, cũng đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền chính sách BHXH nói chung và BHTN nói riêng đến với đông đảo bạn đọc trong và ngoài tỉnh. Qua công tác tuyên truyền, đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, hội, đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp và NLĐ Đoàn giám sát TW làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế 141 về việc triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT và BHTN. Nhờ đó, việc thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có sự chuyển biến tích cực.

Đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 3.000 đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHTN cho NLĐ và hơn 78 nghìn NLĐ tham gia BHTN. Năm 2017, Quảng Ngãi có 3.600 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; riêng từ đầu năm 2018 đến nay có 4.190 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ngoài chi trả trợ cấp thất nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ngãi (thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi) còn tư vấn việc làm cho 13.131 lượt lao động và đã có 2.576 người có việc làm mới. Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Mặc dù chính sách về BHTN đã triển khai thực hiện từ nhiều năm nay và Báo Quảng Ngãi cũng đã có nhiều tin, bài phản ánh về vấn đề này, qua đó gợi mở một số vấn đề để cơ quan chức năng, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều NLĐ chưa hiểu rõ về chính sách BHTN, dẫn đến thiệt thòi cho NLĐ.

Tình trạng nợ, chậm đóng BHTN cho NLĐ chưa có giải pháp khắc phục triệt để. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp nợ với số tiền lớn trong thời gian dài; một số doanh nghiệp chốt sổ BHTN chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Việc phối hợp giữa các ngành hữu quan trong việc quản lý trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ chưa chặt chẽ... Một số doanh nghiệp lợi dụng các kẽ hở của pháp luật đã chiếm dụng tiền đóng BHTN của NLĐ để sử dụng vào mục đích khác. Qua khảo sát của ngành chức năng, khối doanh nghiệp, hợp tác xã... trên địa bàn tỉnh tham gia BHTN chỉ chiếm 61,6%, còn thấp so với bình quân chung của cả nước (trên 75%). Nguyên nhân một phần do doanh nghiệp còn khó khăn, một số doanh nghiệp lách luật, trốn đóng hoặc đóng không đầy đủ số lượng lao động đang làm việc thực tế tại đơn vị. Tính đến nay, số tiền nợ BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hơn 5 tỷ đồng. Đối với người lao động tham gia BHTN trong tỉnh bị thất nghiệp, mất việc làm trung bình hằng năm là 2,97%; riêng khối doanh nghiệp, tỷ lệ này còn khá cao (chiếm 4,44%). Đây là những con số đáng lưu tâm, các ngành chức năng cần sớm có giải pháp hữu hiệu để khắc phục.

Người lao động phải tìm hiểu luật để bảo về mình (Ảnh minh họa)

Để thực hiện tốt hơn nữa chính sách BHTN, một trong những giải pháp cần được chú trọng, đó là tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Trong đó, cơ quan truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Từ thực tế ở địa phương, Báo Quảng Ngãi rút ra một số bài học kinh nghiệm và những đề xuất, kiến nghị để phát huy hơn nữa vai trò của truyền thông trong tuyên truyền chính sách BHTN như sau:

Thứ nhất, cần có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành chức năng như BHXH tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, Liên đoàn Lao động tỉnh và cơ quan báo chí nhằm đảm bảo việc thông tin về chính sách BHTN được đầy đủ, kịp thời, chính xác. Cơ quan truyền thông phải thật sự là cầu nối để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BHTN đến với NLĐ; phải luôn bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BHTN, từ đó xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp theo từng nhiệm vụ đột xuất và theo định kỳ. Mặt khác, cơ quan báo chí cũng phải kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết BHTN; đồng thời chú trọng viết bài tuyên truyền biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu quan tâm giải quyết tốt chế độ BHTN cho NLĐ. Đặc biệt, phía BHXH cần cung cấp thông tin cho báo chí kịp thời, nhanh chóng, thống nhất trước những thông tin có thể do người dân hiểu chưa đúng hoặc chưa được thông tin đầy đủ.

Thứ hai, cần đổi mới nội dung, hình thức truyên truyền trên mặt báo, đảm bảo tính phong phú, đa dạng, phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tuyên truyền cao nhất. Các ngành chức năng cần tạo điều kiện để phóng viên báo chí tiếp cận thông tin, nhất là đối với những thông tin liên quan đến các trường hợp thực hiện chưa nghiêm túc chính sách pháp luật về BHTN, bởi lẽ có một số cơ quan, đơn vị còn ngại cung cấp thông tin về vấn đề này. Cùng với việc đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền trên báo in, cần khai thác lợi thế của báo điện tử về sức lan tỏa để tuyên truyền rộng rãi chính sách, pháp luật về BHTN đến với đông đảo bạn đọc. Ngoài ra, cần đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên báo chí. Ngoài các chương trình truyền thống như tọa đàm, phóng sự, phản ánh... thì những hình thức thông tin vô cùng hiệu quả khác nên được áp dụng như infographic, xây dựng thành các vở kịch, thơ ca, diễn tấu... Những hình thức này vừa dễ nghe, dễ xem, dễ nhớ, gần gũi với đa số người dân. 

Thứ ba, bên cạnh việc phối hợp để đảm bảo tính pháp lý trong công tác tuyên tuyền, các ngành chức năng và cơ quan báo chí cần có sự phối hợp để tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về chính sách, pháp luật cho đội ngũ phóng viên viết về lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN. Các phóng viên chuyên trách cần có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành mình phụ trách, để chuyển tải thông tin nhanh nhạy, chính xác đến bạn đọc, thể hiện góc nhìn mang tính xây dựng, định hướng để chủ trương, chính sách về BHTN của Đảng, Nhà nước thật sự đi vào cuộc sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Thứ tư, ngành BHXH nên tiếp tục duy trì Giải báo chí toàn quốc về BHXH, là động lực để các nhà báo “dấn thân” hơn vào đề tài này, qua đó thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội và nâng cao hơn chất lượng công tác truyền thông trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.

Huỳnh Đức Minh 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa sở thích đọc sách đến lực lượng biên phòng

Ngày 20/4, Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Thư viện tỉnh, Xã đoàn Hương Thọ (TP. Huế) và Trường tiểu học Hương Thọ tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam cho đoàn viên thanh niên các đơn vị và chiến sĩ mới.

Lan tỏa sở thích đọc sách đến lực lượng biên phòng
Điểm sáng trong công tác tuyên truyền

Thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, hết lòng hỗ trợ ngư dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An là điểm sáng, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền về không khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tuyên truyền ngư dân đồng lòng trong phòng, chống hoạt động giã cào trái phép.

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền
Viện Kiểm sát Nhân dân 2 cấp: Đa dạng, linh hoạt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Với chức năng là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) hai cấp của tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; qua đó, góp phần giúp người dân hiểu biết và nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật.

Viện Kiểm sát Nhân dân 2 cấp Đa dạng, linh hoạt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

TIN MỚI

Return to top