Vai trò không thể thiếu của người dân
TTH - Đến với hội thảo quốc tế “Di sản và phát triển bền vững” diễn ra tại TP. Huế vừa qua, những đại biểu đến từ thành phố Namur (Bỉ) xa xôi đã chia sẻ câu chuyện rất ấn tượng về việc người dân địa phương quan tâm đến di sản và những kết quả tốt đẹp mà họ đã có được từ điều đó.
![]() |
Những góc nhìn về thành phố Namur. Ảnh: Internet |
Kinh nghiệm từ Namur
Namur, thủ phủ của khu vực nói tiếng Pháp của Bỉ, nằm dọc theo sông Meuse. Đô thị ấn tượng này được bao quanh bởi một trong những thành cổ lớn nhất châu Âu, được xây dựng trong thế kỷ III và IV và sau đó, được cải tạo trong thế kỷ XII và XIV.
Namur có nhiều lò mổ được xây dựng từ trước Thế chiến II, nhưng đã bị bỏ hoang từ năm 1988. Năm 2002, chính quyền địa phương có kế hoạch phá những lò mổ này để xây dựng một dự án hoàn toàn mới, nhằm cải tạo không gian của đô thị. Kế sách này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ người dân. Vì sự phản đối này, chính quyền phải mất 4 năm để có quyết định cuối cùng là đồng tình với người dân việc không chuyển đổi công năng của những lò mổ. Đồng thời với quyết định đó, từ năm 2013-2014, chính quyền thành phố đã hợp tác cùng người dân, các doanh nghiệp tư nhân và các chuyên gia về văn hóa để thực hiện một dự án quan trọng là biến khu vực này thành một bảo tàng sống động, có không gian xanh và được kết nối rộng rãi với thành cổ và các khu vực khác trong thành phố Namur. Dự án huy động được cả nguồn kinh phí công và tư để thực hiện, vừa hỗ trợ cho những gì đã có trước đó, đồng thời tạo nên những nét mới. Nhờ có sự kết nối tốt với cộng đồng, khu vực có những lò mổ bị bỏ hoang nay trở thành một không gian văn hóa thực sự. Có khu thương mại, điểm đậu xe, phòng triển lãm, quán cà phê, sân vui chơi cho trẻ em, điểm biểu diễn, nhà ở cho văn nghệ sĩ và một số nhà ở tiêu thụ năng lượng thấp, thân thiện với môi trường…
Ông Benoit Demazy, Giám đốc Phòng Thông tin và Truyền thông của Namur, nói: “Mỗi nơi có một giải pháp hay để cứu vãn di sản. Trong trường hợp này, người dân không trực tiếp sống trong khu vực của những lò mổ, nhưng họ có ý thức rất cao về di sản nên họ đã làm mọi cách để bảo vệ công trình này. Ưu thế của dự án trên là có sự tham gia của người dân vào tất cả các khâu của dự án. Với chúng tôi, sự tham gia tích cực của người dân là cơ hội lớn cho đô thị, giúp chính quyền tránh được những sai lầm trong quá khứ. Hơn 40 năm trước, Namur xóa đi một phố cổ. Chúng tôi không muốn lặp lại sai lầm ấy”.
Người dân – chủ thể bảo vệ bền vững di sản
“Người dân và đô thị” là một trong những vấn đề được các đại biểu tham dự hội thảo “Di sản và phát triển bền vững” bàn nhiều nhất. Vấn đề được quan tâm là, làm sao để người dân hợp tác trong các dự án bảo tồn di sản, nhất là người trẻ, làm sao để thế hệ trẻ có thái độ tốt về di sản và những giá trị văn hóa quý báu của quá khứ?
Ông Vannak Seng, Phó ban Quy hoạch đô thị thành phố Phnôm Pênh, khẳng định: “Nói đến phát triển di sản bền vững, không thể không nói đến người dân. Chúng tôi có truyền thống là hỏi ý kiến của người dân khi cần thực hiện một dự án nào đó. Người dân rất nhạy cảm với những dự án liên quan đến kiến trúc đô thị nên họ sẽ có những ý kiến bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia kỹ thuật trong quá trình bảo vệ đô thị, bảo vệ di sản”.
Theo ông Jean Sebastien Misson, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Thành cổ của Namur, bất cứ du khách nào khi đến thăm di tích này, ở cuối hành trình họ sẽ được xem phim tư liệu giới thiệu về thành cổ, từ khi mới được xây dựng, trải qua những biến động lịch sử đến hôm nay. Cuối cùng, họ sẽ nhận được tham khảo ý kiến: Làm sao để tiếp tục bảo vệ Namur? Chính quyền đô thị cần làm gì để bảo vệ tốt hơn những di sản đang có… “Chúng tôi ứng dụng những công nghệ hiện đại để gợi cho du khách tham quan những suy nghĩ về Namur hiện nay và tương lai. Chính điều này sẽ tạo nên những “tiếng dội” trong ý thức của người dân, của du khách về cách để bảo vệ Namur ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn”, ông Jean Sebastien Misson nói.
Đến từ Nhật Bản, ông Hiroyuki Fujita, Phó Thị trưởng thành phố Kyoto, cũng cho biết: “Người dân giữ vai trò quan trọng để giúp Kyoto tạo nên sức mạnh đẳng cấp thế giới của mình, chính người dân là chủ thể gìn giữ những truyền thống sâu sắc của địa phương và đó sẽ là “phương tiện” để thành phố hướng đến tương lai. Ông Hiroyuki Fujita chia sẻ: “Người dân tự bảo vệ cộng đồng của mình. Người dân đưa ra sáng kiến bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa cho thế hệ tương lai, chính quyền hỗ trợ các sáng kiến này. Có rất nhiều vấn đề trong chuyển giao truyền thống. Chúng ta sẽ đối mặt với các khó khăn, như thảm họa, khủng hoảng kinh tế và khác biệt trong các khái niệm về giá trị. Kyoto có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Để chuyển giao chúng cho thế hệ tương lai, việc bảo vệ các vật liệu cốt lõi của các di sản cũng như những triết lý đằng sau chúng rất quan trọng. Tôi tin vào sức mạnh của người dân và cộng đồng. Tôi tin rằng, sự hợp tác tích cực giữa người dân và chính quyền là cách tốt nhất để chuyển giao truyền thống của chúng ta hôm nay cho thế hệ tương lai”.
Cố đô Huế là mảnh đất của di sản, cũng là một đô thị - di sản, nơi có hàng ngàn hộ dân đang sinh sống trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích. Hy vọng, những chia sẻ từ các đô thị bạn sẽ là những gợi ý tốt để Huế giải quyết những vấn đề liên quan đến di sản của mình.
Đồng Văn
- Tư duy về tầm nhìn chiến lược và khát vọng phát triển đất nước (28/01)
- Báo Thừa Thiên Huế không ngừng đổi mới, phục vụ bạn đọc (28/01)
- Trưởng Ban dân vận Tỉnh uỷ thăm, chúc tết các vị chức sắc tôn giáo (28/01)
- Sở Nội vụ và huyện Quảng Điền dẫn đầu bảng xếp loại cải cách hành chính năm 2020 (28/01)
- Trao hàng trăm suất quà tết cho học sinh và người dân nghèo (28/01)
- Tập trung công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (28/01)
- Đảm bảo an toàn khi người dân từ Lào về đón tết (28/01)
- Họp bàn chuẩn bị công tác bầu cử (28/01)
-
Trao hàng trăm suất quà tết cho học sinh và người dân nghèo
- Tập trung công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân
- Dấu mốc, bước chuyển quan trọng đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới
- Ban Chấp hành Trung ương thi hành kỷ luật 10 tổ chức Đảng trong nhiệm kỳ khóa XII
- Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng
- Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử
- Tập huấn về công tác bầu cử cho gần 1.300 người
- Cần cơ chế, chính sách về khai thác thế mạnh đô thị di sản
- Tin tưởng, kỳ vọng vào quyết sách mới của Đảng
-
Hơn 500 phóng viên trong, ngoài nước tác nghiệp phiên khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 18-22/1/2021
- Chi tiết thời tiết các ngày diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
- Vượt khó, tăng gia sản xuất
- Đã xử lý khoảng 35.000 tin bài xấu, độc, sai trái trên không gian mạng
- Đại hội XIII của Đảng: Sẵn sàng cho Ngày hội lớn của đất nước
- Sun Life Việt Nam chi trả quyền lợi bảo hiểm 206 triệu đồng cho khách hàng
- Tâm huyết gửi Đại hội
- Đại hội XIII của Đảng: Xây dựng một tập thể Ban Chấp hành Trung ương thật sự đoàn kết
- Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thành cơ chế, chính sách đặc thù với Thừa Thiên Huế
-
Truy tìm tung tích tử thi nổi trên sông Hương
-
Honda Huy Tuấn hướng dẫn lái xe an toàn cho học sinh tiểu học
-
Phạt nguội hàng ngàn phương tiện, người tham gia giao thông
-
Ngăn chặn tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông
-
Làm rõ hành vi bắn pháo hoa nổ tầm thấp tại chương trình Huế - Countdown 2021