ClockThứ Năm, 07/03/2019 07:00
THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRONG TRƯỜNG HỌC:

Vẫn còn “cưỡi ngựa xem hoa”

TTH - Do cách ra đề kiểm tra vẫn chưa có những câu vận dụng kiến thức thực tế và thí nghiệm thực hành nên giáo viên dạy và học sinh học theo hướng ra đề thi. Thế nên, học sinh giỏi lý thuyết nhưng lơ mơ thực hành là hiện tượng phổ biến trong các trường phổ thông hiện nay.

Đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế làm thí nghiệm môn vật lý

Thiết bị thí nghiệm đơn điệu

Trường THPT An Lương Đông (Phú Lộc) có hai phòng thí nghiệm thực hành chung cho các môn: lý, hóa, sinh và công nghệ. Môn vật lý và môn công nghệ kỹ thuật công nghiệp sử dụng chung phòng thí nghiệm thực hành. Ba môn còn lại, như hóa, sinh, kỹ thuật nông nghiệp (thuộc môn công nghệ) cùng sử dụng một phòng thực hành. Thầy giáo Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT An Lương Đông, cho hay: “Thông qua thực hành thí nghiệm sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức. Tuy nhiên, độ bền và chất lượng của các thiết bị trong phòng thí nghiệm chưa thực sự tốt, vì vậy việc khai thác sử dụng phòng học bộ môn vẫn chưa hiệu quả”.

Trong mỗi trường học hiện nay ở Thừa Thiên Huế, bình quân có từ 3 đến 5 phòng bộ môn nên các lớp luân phiên nhau vào thực hành thí nghiệm. Các dụng cụ, trang thiết bị trong phòng thí nghiệm không phải đáp ứng được yêu cầu thực hành.Vì thế, nhiều khi lớp này vừa kết thúc, lớp khác vào thực hành và có khi thiết bị không sử dụng được, thầy cô giáo phải dạy "chay".

Em Nguyễn Q. A, học sinh lớp 11 Trường H., cho biết: “Em vào phòng thí nghiệm chỉ để tuân thủ theo chương trình học của giáo viên. Kính hiển vi khá mờ nên khi thực hành em không thấy được sự vật, hiện tượng giống như kiến thức đã học. Nhiều bạn sốt sắng lên mạng tìm kiếm thông tin và nghiên cứu sâu hơn về bài thực hành nhưng thiết bị thực hành thiếu trước, hụt sau nên không thể ứng dụng vào thực tế”.

Học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế làm thí nghệm môn vật lý

Học thí nghiệm giúp các em hình thành kỹ năng, thói quen làm việc khoa học, đồng thời biết vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống. Tuy nhiên, thiếu phòng học nên các tiết học thực hành thí nghiệm của một số trường tiến hành ngay trên lớp, dẫn tới chất lượng giờ học cũng như khả năng nắm bắt kiến thức của học sinh bị hạn chế.

“Chúng tôi cố gắng hướng dẫn các em làm được như trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi…bởi cơ sở vật chất thiếu thốn, thiết bị thí nghiệm cũ kỹ, tình trạng chất lượng hóa chất chưa được đảm bảo, nhất là khi các em tự tiến hành thí nghiệm sẽ mất an toàn”, cô N., giáo viên dạy hóa ở một trường THPT trên địa bàn TP. Huế, chia sẻ.

Chưa chú trọng thực hành

Thực tế, chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn còn nặng về mặt kiến thức. Trong một tiết học, giáo viên cố gắng chuyển tải kiến thức cho học sinh, còn thời gian để liên hệ thực tế hoặc thực hiện các thí nghiệm, nâng cao kiến thức là rất hạn chế. Hơn nữa, cách ra đề kiểm tra đánh giá học sinh chủ yếu ở phần lý thuyết trong sách giáo khoa, bài tập chỉ áp dụng công thức tính toán đơn thuần.

Các đề thi giữa kỳ, thi học kỳ, thi thử THPT quốc gia, thi THPT quốc gia… vẫn chưa lồng ghép những câu vận dụng kiến thức thực tế và thí nghiệm thực hành nên giáo viên dạy và học sinh học theo xu hướng ra đề thi. Đó là, chưa kể đến việc xét tổ hợp bộ môn vào đại học, cao đẳng, một số ngành học không có môn tự nhiên nên học sinh ít đầu tư vào môn học này. Thế nên, học sinh giỏi lý thuyết nhưng lơ mơ thực hành là hiện tượng phổ biến trong các trường phổ thông hiện nay.

Nhiều trường cho rằng, chỉ những em học lớp chuyên mới có điều kiện được thực hành tại phòng thí nghiệm, có đầy đủ trang thiết bị hoặc những em chuyên tâm tự tìm hiểu thêm thì việc thực hành mới hiệu quả. Khi chúng tôi đến Trường THPT chuyên Quốc Học Huế, phòng thí nghiệm ba môn lý, hóa, sinh khá khang trang, đầy đủ thiết bị thí nghiệm.

Thầy giáo Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học Huế cho hay, hàng năm, tùy theo nhu cầu, nhà trường sẽ đề xuất kinh phí mua sắm thiêt bị cho phòng thí nghiệm và thường thì luôn được đáp ứng các hạng mục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, những môn đi thi THPT quốc gia, trường đều xin duyệt thêm kinh phí tầm 20 triệu đồng/bộ môn để các em đủ thiết bị thực hành. Riêng những em vào vòng 2 tham dự kỳ thi quốc tế, phòng thiết bị thực hành của nhà trường không đáp ứng được nên gửi các em sang thực hành tại các phòng thí nghiệm ở các Trường đại học Y dược Huế, Nông lâm và Khoa học Huế. Đa phần, các trường này đều có những thiết bị hiện đại để các em vận dụng được vào những giải quốc tế.

Để xây dựng phòng học bộ môn với thiết bị thực hành theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần một khoản kinh phí không nhỏ.Thế nên, hơn lúc nào hết cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội, nhất là, công tác xã hội hóa giáo dục nhằm giúp nhà trường xây dựng các phòng bộ môn đạt chuẩn, góp phần áp dụng chương trình đổi mới giáo dục phổ thông đạt hiệu quả.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Ngày 6/4, Trường cao đẳng Công nghiệp (CĐCN) Huế tổ chức hội nghị phân luồng giáo dục lần thứ 4, năm 2024. Chương trình được phối hợp với các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn về một số hoạt động giáo dục, hướng nghiệp gắn với mục tiêu việc làm bền vững cho học sinh, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Return to top