Vấn đề án oan sai: Cần có luật sư tham gia từ đầu quá trình điều tra
TTH.VN - Thời gian qua, dư luận rất quan tâm tới những vụ án oan sai. Và đây cũng là một trong những nội dung làm "nóng" nghị trường Quốc hội trong kỳ họp thứ 9 đang diễn ra.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến trả lời báo chí |
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội đã trao đổi về vấn đề này.
- Báo cáo kết quả giám sát oan sai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy trong ba năm, các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra 219.506 vụ với 338.279 bị can nhưng số vụ làm oan người vô tội có 71 trường hợp. Có ý kiến cho rằng con số này là nhỏ trong tổng số vụ án, ông có nhận định gì về việc này?
Đại biểu Lê Như Tiến: Một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài, mà vấn đề người ta lại bị oan sai. Mình có rơi vào hoàn cảnh như họ thì mình mới biết được là như thế nào.
Bởi thế, tôi không đồng tình với ý kiến là số lượng oan sai trên là ít. Số lượng như thế theo tôi đã là báo động lớn trong đời sống xã hội. Điều này làm ảnh hưởng tới lòng tin của người dân tới các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Lấy đơn cử như vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, chỉ một mình ông Chấn thôi cũng đã chấn động cả nước rồi. Đây là tiếng chuông cảnh báo cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, phải làm sao đó để điều tra truy tố, xét xử, thi hành án một cách đúng pháp luật và có lý, có tình, công tâm, công bằng, khách quan, minh bạch. Có thế mới mong giảm bớt được oan sai.
Còn nếu như điều tra dùng nhục hình, bức cung thì bản chất sự việc sẽ thay đổi trái thành phải, phải thành trái và oan sai vẫn sẽ tiếp diễn. Nếu chúng ta làm thật nghiêm minh, minh bạch, khi điều tra có luật sư tham gia từ đầu, phòng hỏi cung có camera, ghi âm, ghi hình, thậm chí nhiều nước phòng hỏi cung còn bằng kính… thì sẽ làm sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân.
- Vừa qua, có một số vụ oan sai nhưng bồi thường chậm, thưa ông?
Đại biểu Lê Như Tiến: Khi đã phát hiện oan sai thì phải minh oan cho họ, bồi thường cho họ. Ngoài vật chất, thiệt hại về mặt tâm lý, tinh thần sẽ nặng nề vô cùng và là vấn đề phải quan tâm. Cơ quan làm sai phải minh oan cho họ về mặt tinh thần, phải trả lại công bằng, công lý cho họ. Đó không phải là cá nhân họ mà còn cả gia đình, dòng họ, dòng tộc, bạn bè anh em…
Như một số đại biểu quốc hội đã nêu, sau khi đã xác định oan sai rồi, các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan làm sai, tạo nên sự oan sai đó phải bồi thường và phải bồi thường một cách kịp thời. Và bản thân cơ quan đó, cá nhân, tổ chức đó phải nhận lỗi trước những người bị oan sai, trước nhân dân. Tôi cho đó là một thái độ rất là phục thiện, nhân văn…
Làm được điều đó để thấy các cơ quan bảo vệ pháp luật của chúng ta rất là công khai, minh bạch và khi thấy sai thì sửa sai, đó là chuyện bình thường và khi sửa sai sớm còn tăng thêm uy tín cho những người làm tố tụng.
Tôi cho rằng phải có quy định cụ thể. Sau đợt giám sát này, tôi tin sẽ có chuyển biến trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.
- Ông có đồng tình với ý kiến khi để xảy ra oan sai, người làm ra oan sai phải bỏ một phần tiền thay vì việc Nhà nước phải bỏ toàn bộ tiền để đền bù cho người bị hại?
Đại biểu Lê Như Tiến: Tôi đồng tình với quan điểm ấy. Bởi vì bản thân anh tạo ra oan sai thì anh phải chịu trách nhiệm cùng chứ không phải làm ra oan sai rồi lại dùng ngân sách, tiền của cơ quan, tổ chức để bồi thường thay cho anh. Như thế, cần phải phải quy định một tỷ lệ nào đó cho người tạo ra oan sai và chính cái đó sẽ hạn chế vấn đề oan sai.
- Ông có đồng tình với cách xử lý một số cán bộ làm ra oan sai trong thời gian vừa qua?
Đại biểu Lê Như Tiến: Vừa rồi cũng có các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý trực tiếp người tạo nên oan sai. Tôi nghĩ cần xử lý nghiêm khắc hơn, kể cả việc cá nhân phải bỏ ra bồi thường cho việc làm oan sai của mình chứ không phải để cho tổ chức nhà nước chịu toàn bộ…
- Ở một số quốc gia, hệ thống luật pháp đã bỏ án tử hình và có ý kiến cho rằng làm như vậy sẽ tránh trường hợp bị oan sai không có cơ hội để minh oan nữa, ông nghĩ sao về vấn đề này ở Việt Nam?
Đại biểu Lê Như Tiến: Luật hình sự của chúng ta đang được quốc hội xem xét cũng bỏ một số tội về tử hình. Tuy nhiên còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.
Nhiều đại biểu cho rằng, có những vụ án đặc biệt nghiêm trọng vẫn phải tử hình. Vì thế, quá trình tố tụng phải rất thận trọng, có luật sư bào chữa… bởi khi anh đã tuyên tử hình và thi hành án rồi thì nếu bị oan cũng không thể lấy lại sự công bằng được. Tôi cho rằng bỏ bớt tội tử hình là xu hướng tiến bộ, phù hợp với tố tụng của các nước trên thế giới.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo VietnamPlus
- Ra quân chương trình “Xuân tình nguyện” năm 2021 (23/01)
- Hơn 140 thí sinh thi tuyển công chức năm 2020 (23/01)
- Đại hội XIII của Đảng: Sẵn sàng cho Ngày hội lớn của đất nước (23/01)
- Đã xử lý khoảng 35.000 tin bài xấu, độc, sai trái trên không gian mạng (23/01)
- Vững vàng trước sóng gió (23/01)
- Không để xảy ra điểm nóng về dịch bệnh và an ninh trật tự (22/01)
- Đồng chí Trần Quốc Vượng kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng (22/01)
- Đại hội XIII của Đảng: Khai trương Trang Thông tin đối ngoại điện tử (22/01)
-
Hơn 140 thí sinh thi tuyển công chức năm 2020
- Ra quân chương trình “Xuân tình nguyện” năm 2021
- Đại hội XIII của Đảng: Khai trương Trang Thông tin đối ngoại điện tử
- Đồng chí Trần Quốc Vượng kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng
- Đại hội XIII của Đảng: Xây dựng một tập thể Ban Chấp hành Trung ương thật sự đoàn kết
- Tiêu chuẩn lựa chọn đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng
- Điều then chốt lấy lại lòng tin
- Triển khai sâu rộng phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, công chức, viên chức
- Nên chọn cách khác
- Hiệu quả từ nguồn vốn ưu đãi
-
Truy tìm tung tích tử thi nổi trên sông Hương
- Công an TP. Huế bắt đầu áp dụng dán thông báo phạt nguội trên kính xe ô tô
- Triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026
- Những điểm đáng chú ý về bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới
- Triệt phá đường dây vận chuyển ma túy quy mô từ Quảng Trị vào TP. Huế
- Không để mắc kẹt giữa tình và lý
- Huy động nguồn lực, tranh thủ thời tiết nắng ráo chỉnh trang đô thị
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 11-15/1/2021
- Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, chúc tết các đơn vị
- Tuổi trẻ ngành y chủ động tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
-
Hơn 140 thí sinh thi tuyển công chức năm 2020
- Đại hội XIII của Đảng: Khai trương Trang Thông tin đối ngoại điện tử
- Đại hội XIII của Đảng: Xây dựng một tập thể Ban Chấp hành Trung ương thật sự đoàn kết
- Xử lý các nhóm lừa đảo tuyển cộng tác viên bán hàng online
- Sạt lở tại Nam Đông: Cần phương án lâu dài
-
Truy tìm tung tích tử thi nổi trên sông Hương
-
Honda Huy Tuấn hướng dẫn lái xe an toàn cho học sinh tiểu học
-
Phạt nguội hàng ngàn phương tiện, người tham gia giao thông
-
Ngăn chặn tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông
-
Làm rõ hành vi bắn pháo hoa nổ tầm thấp tại chương trình Huế - Countdown 2021