Kinh tế Xây dựng - Giao thông
Vấn đề là ở cách làm
TTH - Sau cuộc gặp lần hai giữa những cư dân chung cư Đống Đa (TP Huế) với Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, vấn đề giải tỏa, đền bù tái định cư càng trở nên khó khăn hơn khi đa số người dân đều chưa đồng thuận với cách làm của cơ quan quản lý Nhà nước.
Chưa thỏa đáng
![]() |
Một góc chung cư Đống Đa
|
Người dân Đống Đa có mong muốn khác là tỉnh nên chủ trì các cuộc họp, đối thoại với người dân, ít nhất là một lần với sự tham gia của đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng với lãnh đạo TP Huế, các sở, ban ngành liên quan. Nguyện vọng này đã được nêu tại cuộc họp lần trước do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tổ chức. Lý do để người dân nêu nguyện vọng là họ muốn chắc chắn có người chịu trách nhiệm nếu không may chủ đầu tư bỏ dự án nửa chừng.
|
Bà Nguyễn Thị Thúy Vân, Tổ trưởng Tổ dân phố 12 chung cư Đống Đa:
Khoảng 60% hộ dân chính chủ
Trong 161 hộ dân đang sinh sống tại chung cư Đống Đa, có khoảng 60% hộ dân là chính chủ, 20% hộ cho thuê hoặc tự kinh doanh và 20% còn lại là sang nhượng, cho người thân, con cái ở. Tất nhiên, ai cũng muốn được ở nhà mới, đẹp, rộng, sạch sẽ, thoáng đãng hơn nên đa số đều chấp hành chủ trương giải tỏa đền bù, nhất là những hộ sinh sống từ tầng 2 trở lên. Với những hộ ở tầng 1, còn rất nhiều người chưa đồng thuận là bởi đất mặt tiền, vừa cho thuê hoặc để kinh doanh sinh lợi, vừa cơi nới thêm làm nhà để xe, phòng ở... Tuy nhiên, nếu đền bù hợp lý thì người dân nơi đây chắc chắn sẽ chấp hành.
Về vấn đề đảm bảo an ninh trật tự, chung cư Đống Đa cơ bản đảm bảo. Riêng với các trường hợp kinh doanh mua bán ở tầng 1, các dãy nhà B, C thường để xe lộn xộn, địa phương cũng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt.
Bà Lê Thị Tuyết Nhung, ở tầng 1, nhà A chung cư Đống Đa:
Đền bù xứng đáng
Nhà tôi xoay mặt ra đường Đống Đa, diện tích gần 60m2. Nếu tính theo giá thị trường thì phải ở mức tiền tỷ. Nếu giải tỏa thì chúng tôi phải được đền bù tương xứng với căn hộ đang ở. Tường nhà tôi khá tốt, muốn đóng đinh phải dùng máy khoan sắt cầm tay mới làm được. Nếu sơn sửa lại, nhà tôi cũng không đến nỗi nào, nhưng nếu Nhà nước giải tỏa thì nguyện vọng của chúng tôi cũng như nhiều gia đình ở tầng 1 là được bố trí căn hộ xứng đáng. Nếu đền bù để tái định cư nơi khác thì nơi mới phải gần trung tâm TP Huế. Điều chúng tôi lo nhất là doanh nghiệp làm nửa chừng rồi dừng lại thì không biết lấy nhà đâu để ở.
Linh Đan (Thực hiện)
|
Bài, ảnh: Tâm Huệ
- Ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị (26/01)
- Chủ động gỡ khó, tạo “sân chơi” cho doanh nghiệp phát triển (25/01)
- “Rain garden”- Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu (25/01)
- Apple sắp đưa khe cắm SD trở lại MacBook Pro (25/01)
- Apple giảm sản lượng iPhone 12 mini (25/01)
- Cục Hàng không ‘tuýt còi’ hãng bay mở bán vé tết vượt quá số lượt (25/01)
- Chung cư Aranya: Cơ bản hoàn thành cam kết (25/01)
- Chính quyền điện tử: Giảm giấy tờ, thời gian, chi phí (25/01)
-
“Rain garden”- Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu
- Tái thả về môi trường tự nhiên 106 cá thể động vật rừng
- Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ Đại hội Đảng và Tết Nguyên đán Tân Sửu
- Cơ hội thực hiện “Giấc mơ Huế”
- Điều chỉnh kế hoạch khai thác do thời tiết xấu tại sân bay Nội Bài
- Lễ cưới trên độ cao 10.000m
- Nam A Bank giảm đến 2% lãi suất vay cho người dân miền trung
- Cà phê Việt Nam hướng mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD năm 2030
- Thu ngân sách quý I/2021 sẽ khó khăn hơn các năm trước
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề xây dựng và phát triển đô thị Huế
-
Cơ hội thực hiện “Giấc mơ Huế”
- Ông chủ tuổi 30
- Lễ cưới trên độ cao 10.000m
- Phong Điền: Hơn 4.000 hộ tiếp cận vốn tín dụng chính sách
- Bảo đảm tốt hậu cần cho các nhiệm vụ
- Tạo hình mẫu cảnh quan môi trường đô thị
- “Săn tìm” động vật hoang dã quý hiếm
- Điều chỉnh kế hoạch khai thác do thời tiết xấu tại sân bay Nội Bài
- Ra mắt trung tâm Hòa giải thương mại
- Gắn phát triển kinh tế với thay đổi tập quán tiêu dùng