ClockThứ Tư, 09/11/2016 10:22

Vận động học sinh, sinh viên tham gia chống dịch Zika

Cả sốt xuất huyết và Zika hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, dựa vào cộng đồng để diệt muỗi, lăng quăng là giải pháp hàng đầu. “Việc phòng chống dịch nếu không dựa vào cộng đồng là thất bại”.

Đến ngày 8/11, trên địa bàn TPHCM đã ghi nhận 29 trường hợp mắc Zika (cả nước là 38 trường hợp) đây là địa phương đang dẫn đầu cả nước về số ca bệnh, mức độ lây lan và mức độ lưu hành của dịch Zika.

Ngoài ra, trên địa bàn, bệnh sốt xuất huyết cũng đang ở mức độ cao với khoảng trên 500 bệnh nhân phải nhập viện điều trị mỗi ngày.

Bộ trưởng Y tế trong một chiến dịch vận động cộng đồng tham gia diệt muỗi tại Bình Dương

Đề cập đến thực trạng dịch Zika đang gia tăng nhanh trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, cả sốt xuất huyết và Zika đều do loại muỗi Aedes gây ra, 2 loại bệnh này chưa có vắc xin phòng bệnh. Bà nhận định, việc phòng và dập dịch là vấn đề nhiều khó khăn, song bản chất của việc phòng chống dịch bệnh do loại côn trùng này gây ra lại rất đơn giản khi chỉ cần diệt lăng quăng, diệt muỗi.

Bộ trưởng yêu cầu thành phố nói riêng và cả nước nói chung cần thay đổi cách thức trong công tác phòng chống dịch. Cụ thể, bên cạnh các giải pháp thực hiện cũ cần phải triển khai thêm nhiều phương án như vận động học sinh, sinh viên, hội phụ nữ, hội nông dân... vào thứ 7, chủ nhật mỗi tuần đến từng hộ dân triển khai tổng vệ sinh môi trường, truy tìm, dọn dẹp và lật úp những vật dụng chứa nước không dùng đến, với những vật dụng chứa nước phục vụ sinh hoạt cần thả cá 7 màu tiêu diệt lăng quăng.

Bộ trưởng cho rằng, phòng chống dịch mà không dựa vào cộng đồng là thất bại. Do đó, giải pháp chống dịch phải thay đổi trọng tâm từ phun hóa chất diệt muỗi sang hình thức dựa vào cộng đồng. Phải lấy cộng đồng làm nòng cốt để xử lý triệt để những điểm nguy cơ tạo điều kiện cho muỗi sinh sản phát triển, chỉ phun hóa chất tại những khu vực xuất hiện quá nhiều muỗi trong những thời điểm nhất định.

Mặt khác, để gia tăng hiệu quả của việc phòng chống dịch, Bộ trưởng đề nghị thành phố có chính sách hỗ trợ cán bộ và cộng tác viên khi tham gia vào công tác phòng chống dịch như tăng mức phụ cấp, trợ cấp, tăng thêm chế độ đãi ngộ. Ngoài ra Bộ trưởng đề nghị Sở tài nguyên môi trường thành phố cần phải có giải pháp kiến nghị lên UBND thành phố để xử lý dứt điểm các dự án bỏ hoang, các điểm xây dựng gây ô nhiễm môi trường làm phát sinh muỗi truyền bệnh.

Sau những chỉ đạo trực tiếp, yêu cầu các sở ngành liên quan quyết liệt phòng chống dịch bệnh do muỗi đang hoành hành, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Thu cho biết, UBND thành phố đã có kế hoạch triển khai xử lý các điểm gây ô nhiễm bằng các giải pháp vận động chủ đầu tư, chủ dự án tích cực vệ sinh môi trường, không để khu vực đơn vị quản lý xảy ra ô nhiễm tạo điều kiện cho muỗi sinh sản. Trường hợp các bên liên quan chây ì, bất hợp tác thành phố sẽ có các chế tài xử lý nghiêm.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Return to top