ClockThứ Năm, 12/07/2018 08:58

Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự phát triển

TTH - Hiện trên địa bàn tỉnh có 108 doanh nghiệp có tổ chức cơ sở Đảng. Phát huy chức năng, nhiệm vụ tham gia lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, một trong những nhiệm vụ được chú trọng là xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp (VHDN).

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Nền tảng để phát triển bền vữngCông nghiệp khó đột phá nếu chậm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướcĐồng hành, hỗ trợ xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Có những đơn vị, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động văn hoá thông qua các phong trào thi đua của cán bộ, đảng viên, công nhân viên (CNV) và NLĐ tại công trường, nhà máy như: Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế, Công ty CP Dệt May Huế, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế…

Ở các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, viễn thông, bưu chính..., việc xây dựng VHDN chú trọng đến việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, uy tín, thương hiệu của ngành; coi trọng giáo dục nâng cao ý thức của cán bộ, CNV trong giao tiếp, phục vụ khách hàng, giao dịch hiện đại và chuyên nghiệp; xây dựng, hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, CNV; xây dựng phòng giao dịch kiểu mẫu lịch sự, hoà nhã và trung thực, tận tụy với khách hàng. Trong mỗi doanh nghiệp đều đã thể hiện được hình thái, đặc trưng cơ bản của mình trong việc xây dựng chiến lược và xác định tầm nhìn triết lý kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Trao đổi về cách làm của đơn vị, ông Trương Công Hân, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế khẳng định: “VHDN là những điều rất gần gũi với cuộc sống, với công việc. Một lời chào hỏi, một nụ cười, một cái gật đầu hoặc bắt tay hay hòa đồng, kính trên, nhường dưới, nhã nhặn trong giao tiếp... đều là những nét văn hóa. Ngoài ra, trong công ty cũng cần có văn hóa làm việc, phải biết phối hợp, làm việc nhóm với nhau, nhiệt tình với công việc, giữ vệ sinh chung, ngăn nắp nơi làm việc...”.

VHDN là những nét đặc trưng tạo nên bản sắc, truyền thống, thế mạnh cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, là uy tín, thương hiệu để phát triển bền vững, tạo dựng nên thương hiệu riêng có của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình triển khai việc thực hiện xây dựng VHDN vẫn còn những hạn chế như: Vai trò của một số cấp ủy Đảng trong việc chỉ đạo, phối hợp với người lãnh đạo, quản lý trong công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế; một số chủ doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến xây dựng VHDN, vẫn còn một số hành vi ứng xử chưa phù hợp với phong tục, tập quán văn hóa vùng, miền... Trong kinh doanh thường chú trọng đến hiệu quả, lợi nhuận, có nhiều đơn vị chưa thật sự quan tâm đến phân phối hay bảo vệ quyền lợi của NLĐ và người tiêu dùng.

Từ thực tiễn tại đơn vị mình, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt May Huế nhận định: “VHDN là một vấn đề quan trọng, quyết định sự trường tồn phát triển của doanh nghiệp. Nó không chỉ đơn thuần là hình thức bên ngoài, hành vi ứng xử thông thường, liệt kê ra các giá trị mình mong muốn hoặc chỉ thay đổi trang trí…, mà đòi hỏi sự khởi xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo, sự thấu hiểu nỗ lực của tất cả các thành viên, sự kiên định bền bỉ, là sự quan tâm, chia sẻ và chăm lo đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên, CNV, NLĐ”.

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh xác định, các cấp ủy Đảng, lãnh đạo doanh nghiệp, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý phải đặc biệt quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng VHDN sát với thực tiễn của đơn vị, doanh nghiệp mình. Mọi tiêu chí thực hiện văn hoá phải hướng tới mục tiêu: Văn minh công sở, nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả SXKD; nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá làm ra và nâng cao thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp. Phải phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả VHDN. Việc xây dựng và thực hiện VHDN phải xuất phát từ yêu cầu chăm lo chu đáo cho NLĐ về vật chất, tinh thần, hướng tới mục tiêu chung và kết quả cuối cùng là phải vì con người, vì uy tín, chất lượng và động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, phải thật sự công khai, dân chủ, các quy định phải phù hợp với đặc thù của đơn vị, doanh nghiệp... 

Phạm Thanh Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Return to top