ClockThứ Ba, 29/03/2016 09:47

Văn hóa trách nhiệm

TTH - Trách nhiệm phải làm và chịu trách nhiệm việc mình làm là một phần thước đo đạo đức của cán bộ công chức nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng. Chúng ta thường nói: Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nói thì dễ nhưng thực hiện cho được thì lại là vấn đề khác.

Cơ chế của chúng ta lâu nay là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Có thể nói cơ chế này đã phát huy được sức mạnh, trí tuệ của số đông, hạn chế được độc đoán, bảo thủ và “cái tôi” của cá nhân. Thế nhưng, cũng xuất hiện tình trạng có thành tích thì thủ trưởng (người đứng đầu) được hưởng, làm sai thì trách nhiệm đổ cho tập thể. Trong thi đua khen thưởng cũng vậy, nó thường gắn với người đứng đầu. Khen thưởng danh hiệu nào đó cho tập thể thì thủ trưởng cũng được hưởng một danh hiệu cá nhân tương ứng. Trong kinh doanh, lương của thủ trưởng cũng cao hơn, thậm chí cao hơn nhiều lần người lao động. Điều đó hoàn toàn hợp lý và đúng với giá trị sức lao động bằng chất xám của người đứng đầu. Nhưng vấn đề ở đây là khi làm sai, thất bại, thua lỗ thì tập thể phải hứng chịu (Kể cả tập thể lãnh đạo và tập thể công chức, người lao động). Khi đưa ra phân tích đúng sai thì thủ trưởng chỉ chịu một phần, còn lại là do tập thể. Dễ dàng nhận thấy khi lấy biểu quyết thì tập thể thường nể (sợ) thủ trưởng mà giơ tay đồng ý. Điều cần nói ở đây đó là tính dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu. Trong Bộ luật Hình sự có điều luật chế tài xử lý người chịu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trong xử lý công chức có quy định quy trách nhiệm cho người đứng đầu nếu để xẩy ra sai phạm trong đơn vị. Thế nên, thủ trưởng thường tìm mọi cách đổ lỗi cho người này người nọ, biện luận cho mình là do khách quan, do cơ chế, do tập thể vv... Có khi biết là sai nhưng bề ngoài vẫn ra sức chống chế, bao biện mọi khuyết điểm của mình. Dân gian nói nôm na là “tranh công đổ tội”. Đến lúc này thì “cái tôi” bất chấp tất cả và nó chính là nguyên nhân của mất đoàn kết nội bộ. Nói như vậy cũng chưa chính xác hoàn toàn. Đã có không ít cán bộ lãnh đạo các cấp dám đứng ra nhận khuyết điểm, dám nhận kỷ luật. Ngoài ý thức với trách nhiệm của mình, họ còn tự trọng với lương tâm, bản lĩnh, nhân cách trước tập thể, trước cấp trên. Đây cũng là vấn đề đạo đức tự chịu trách nhiệm của từng cá nhân được đánh giá khách quan, chính xác nhất. Dám chịu trách nhiệm cũng là nét văn hóa đạo đức của cán bộ viên chức, của cán bộ quản lý.

Lâu nay, chúng ta hay nói về “văn hóa từ chức”, nhưng “văn hóa chịu trách nhiệm” ít ai đề cập đến. Ở các nước, người đứng đầu chịu trách nhiệm về cái sai của mình và của tập thể do mình phụ trách nên đã từ chức. Đó được gọi là văn hóa từ chức. Chúng ta chưa có thông lệ từ chức nhưng cũng nên tạo thông lệ và ủng hộ cho phẩm chất “văn hóa trách nhiệm”. Đây cũng chính là nội dung cần thiết để thực hiện có hiệu quả phê bình và tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4.

NGUYỄN TRƯỜNG ĐÁ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Trách nhiệm vì cộng đồng

Tuổi trẻ công an toàn tỉnh đã có những hành động, việc làm ý nghĩa hướng về cộng đồng.

Trách nhiệm vì cộng đồng
Return to top