ClockThứ Sáu, 01/04/2016 05:21

Văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội

TTH - Sau 10 năm vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo Quyết định 308/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu.

Trẩy hội Đền Huyền Trân

Thay đổi nếp nghĩ

Dù ở vùng cao với nhiều tập tục ăn sâu vào nếp nghĩ nhưng bà con ở tổ dân phố 2, thị trấn A Lưới đã biết thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đám cưới không còn tục thách cưới, ăn uống linh đình dài ngày mà thu hẹp trong nội tộc, bạn bè thân thích. Đa số đám tang bỏ được các tập quán lạc hậu: rải vàng mã, gọi hồn; hạn chế làm cỗ rình rang, không sử dụng thuốc lá. Việc xây dựng nhà mồ vừa đảm bảo tiết kiệm vừa bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Gia đình có người qua đời được cộng đồng dân cư quyên góp giúp đỡ…

Việc tổ chức lễ hội ở A Lưới cũng đi vào nề nếp. Phần lễ được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, bài trừ mê tín dị đoan. Phần hội khôi phục được các trò chơi dân gian và hát múa truyền thống, như: Cà kheo, bắn nỏ, hát Cha Chấp, múa Za Zã... tạo không khí vui tươi, lành mạnh. Ông Hồ Văn Thục, Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố 2, thị trấn A Lưới cho biết: “Việc tuyên truyền bà con thực hiện nếp sống văn minh được chúng tôi điều chỉnh bằng quy ước, gắn với phong tục tập quán và thông qua vai trò của các tổ chức đoàn thể. “Mưa dầm thấm đất”, bây giờ ai cũng có ý thức xây dựng đời sống mới tiến bộ, bài trừ những hủ tục lạc hậu, giữ gìn bản sắc dân tộc”.

Ở phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, người dân không tổ chức tang lễ tại gia đình quá 3 ngày. Đó là kết quả của quá trình vận động dài lâu (từ năm 1999), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Từ khi triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các quy ước, hương ước văn hóa ở các tổ dân phố đã kịp thời đưa nội dung thực hiện việc tang theo nếp sống văn hóa mới để thay đổi cách nghĩ, cách làm trong người dân.

Bà Nguyễn Thị Thân, Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Dương cho hay: “Khi mới thực hiện, quy định này gặp không ít phản ứng. Thời gian đầu, để giải quyết những trường hợp “quá căng”, UBND phường xây hẳn nhà tang lễ gần nghĩa địa để gia đình có tang ma đưa đến chờ thêm một, hai ngày nữa”. Dần dà, suy nghĩ của người dân thay đổi. Không ai bảo ai, nhà nào có tang ma cũng xác định chỉ để ba ngày để tránh tốn kém và ảnh hưởng môi trường, sức khỏe cộng đồng. Bây giờ, nhà tang lễ cũng ít ai dùng đến.

Cần ban hành tiêu chí quốc gia 

Bà Lê Thùy Chi, Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, qua 10 năm thực hiện Quyết định 308 của Thủ tướng Chính phủ, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực, từ nhận thức đến hành động của các tầng lớp nhân dân.

Lễ cưới được đơn giản hóa các thủ tục, phù hợp với thuần phong mỹ tục, không còn trường hợp thách cưới, những hủ tục rườm rà, gây mất trật tự. Nhiều địa phương hình thành những việc làm tốt đẹp như vận động các đôi vợ chồng trẻ tự nguyện trồng cây lưu niệm, tự nguyện đóng góp xây dựng đường làng, ngõ xóm; tặng quà cho nhà trẻ, mẫu giáo, như: làng Lại Bằng, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà; làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang… Các tập tục lạc hậu, như: lăn đường, khóc mướn, bắt tà, trừ ma trong đám tang hầu như đã được xóa bỏ, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nam Đông và A Lưới. Các hình thức trợ tang, hiếu sự, hỗ trợ những gia đình khó khăn được thực hiện khá phổ biến. Tất cả các lễ hội đều được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra, quản lý chặt chẽ nên diễn ra an toàn, lành mạnh, không có tình trạng “buôn thần bán thánh”, kinh doanh trục lợi.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vẫn chưa nghiêm. Bà Lê Thùy Chi cho rằng: “Nhiều tiệc cưới vẫn linh đình, lãng phí. Tảo hôn vẫn tồn tại ở các huyện miền núi Nam Đông, A Lưới. Việc tổ chức đám tang dài ngày do tập quán ngày tốt, giờ tốt vẫn khá nặng nề. Mặc dù quy ước làng văn hóa quy định thực hiện việc tang theo nếp sống văn hóa nhưng do chưa có chế tài cụ thể nên người dân vẫn vi phạm. Việc đốt, rải vàng mã trong đám tang quá nhiều gây ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh công cộng. Vẫn tồn tại nhiều hiện tượng lợi dụng lễ hội, nhất là các lễ hội dân gian để thực hiện hành vi mê tín dị đoan, ăn xin làm phiền du khách”.

Để thực hiện hiệu quả nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, cần xây dựng kế hoạch cụ thể trong giai đoạn mới. Trong đó, tập trung đẩy mạnh, đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư, nhất là những người cao tuổi, có uy tín hiểu rõ và tự giác thực hiện. Cùng với việc nâng cao hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, cần đưa ra các chế tài thực hiện phù hợp với tình hình thực tế, phát huy sức mạnh của dư luận xã hội lành mạnh để điều chỉnh các hành vi, ứng xử thiếu văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mẫu hình cưới, tang theo nếp sống văn hóa mới... Bà Thùy Chi đề xuất thêm: “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần khảo sát để tham mưu, đề xuất với Chính phủ ban hành tiêu chí quốc gia về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Trong đó quy định cho từng vùng, miền theo đặc thù về văn hóa, phong tục tập quán để việc thực hiện thuận tiện hơn”.

Minh Hiền

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)
Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

“Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực và những kết quả nổi bật, phụ nữ Thừa Thiên Huế đã và đang là nhân tố tích cực thực hiện các phong trào, cuộc vận động, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh
Góp sức trẻ xây dựng đô thị văn minh

Tình nguyện tham gia xây dựng đô thị văn minh là phong trào xuyên suốt được tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đẩy mạnh triển khai những năm qua, với hạt nhân là các hoạt động hưởng ứng Đề án “Ngày Chủ nhật xanh”.

Góp sức trẻ xây dựng đô thị văn minh
"Trạm cá chép siêu tốc" tiễn ông Táo

Từ một vài phường xã triển khai, đến nay, mô hình Trạm tiễn ông táo tập trung được nhiều đơn vị nhân rộng ở TP. Huế. Ngoài bảo vệ môi trường, cách làm sáng tạo này còn góp phần nâng cao ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp.

Trạm cá chép siêu tốc tiễn ông Táo
Tiếp thu tinh hoa để xây dựng văn minh đô thị

Phong trào xây dựng làng văn hóa trên địa bàn tỉnh được triển khai xây dựng với 5 tiêu chuẩn công nhận làng văn hóa: Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; có môi trường cảnh quan sạch, đẹp; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

Tiếp thu tinh hoa để xây dựng văn minh đô thị
Văn hóa cơ sở trong xây dựng nông thôn mới là động lực phát triển

Phong trào xây dựng làng văn hóa ở Thừa Thiên Huế đảm bảo theo 5 tiêu chuẩn: Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; môi trường cảnh quan sạch đẹp; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh tại hội nghị gặp mặt gần 700 trưởng làng, trưởng thôn, trưởng bản trên địa bàn tỉnh được tổ chức sáng 11/1 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh.

Văn hóa cơ sở trong xây dựng nông thôn mới là động lực phát triển

TIN MỚI

Return to top