ClockThứ Tư, 05/09/2018 05:45

Vào năm học mới

TTH - Từ miền núi đến vùng đầm phá, học sinh có một năm học đáng nhớ khi được học trong những ngôi trường khang trang, đạt chuẩn.

Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng nhân dịp năm học mớiQuy hoạch lại mạng lưới gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệpHỗ trợ tân sinh viên vào năm học mới

Học sinh Trường THCS dân tộc nội trú Nam Đông trong giờ học tiếng Việt

Trường, lớp đẹp thêm

Lên Nam Đông trong một buổi chiều muộn, bắt gặp hình ảnh người mẹ lên thăm con trong sân Trường THCS dân tộc nội trú Nam Đông. Cô bé là Hồ Thị Hồng Hạ, lớp 6/3 ở xã Thượng Nhật, một trong 30 em đủ tiêu chuẩn học nội trú năm học 2018-2019. Chị Hồ Thị Gái, mẹ Hồng Hạ kể, ngày em lên trường nhập học, trong làng ai cũng mừng, vì nhà thuộc hộ nghèo, sợ em phải bỏ học giữa chừng để lao động sớm. Con bé ham học, lại học giỏi nên khi được Nhà nước nuôi ăn học, gia đình mừng lắm”. Ngày con lên trường học, chị làm mâm cơm mời bà con thân thuộc, mới thấy, chuyện học đã là niềm tự hào của nhiều gia đình. Thế nên, ở các thôn bản, nhiều già làng đã “treo thưởng” khi trong thôn có học sinh được chọn vào trường. Chính điều này thôi thúc phụ huynh ở vùng cao tạo điều kiện cho con đến lớp.

Cô giáo Lê Thị Thu Hằng, Phó Hiệu trưởng Trường THCS dân tộc nội trú Nam Đông, cho hay: "Năm học 2018 -2019, toàn trường có 120 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 học nội trú. Đây là những em người dân tộc có học lực khá, giỏi ở các xã. Mỗi tháng, các em được hỗ trợ khoảng trên 1 triệu đồng  (80% mức lương cơ bản) để ở lại bán trú. Ngoài buổi học chính, các em đều học phụ đạo nên chất lượng khá đều, hàng năm có 70% học sinh đủ điều kiện về trường nội trú tỉnh, có em thi đỗ vào Trường THPT chuyên Quốc Học."

Niềm vui trong năm học mới của những cô cậu bé vùng đầm phá lại khác. Các em có những ngôi trường mới khang trang, thoáng đãng và đạt chuẩn, không còn cảnh nơm nớp lo khi mùa mưa bão. Nhớ lại câu chuyện tựu trường của ngày xưa cũ, mợ tôi, vốn là giáo viên dạy văn ở xã Vinh Thanh (Phú Vang) giọng trầm buồn, ngày trước, chuyện học ở đây khó khăn lắm, bố mẹ cứ đi biển triền miên, con cái đến trường “bữa đực, bữa cái”. Sau ngày tựu trường cả tháng, có em mới trở về với tâm trạng bất an, học hành sa sút. Phụ huynh không quan tâm đến chuyện học của con, các em đang ở tuổi ăn, tuổi học nhưng lại là lao động chính trong nhà. Thế nên, một thời học sinh Vinh Thanh bỏ học vào Nam làm ăn khiến giáo viên vất vả khi vận động các em trở lại trường.

Giờ thì khác xưa rồi. Niềm vui của các em được nhân lên khi Trường tiểu học Vinh Thanh được xây mới khang trang hơn với 20 phòng học mới. Ông Lê Văn Song, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Vang cho biết: Trường Tiểu học Vinh Thanh là một trong những trường được xây mới hoàn toàn trong năm học 2018 -2019. Vị thế của ngôi trường đạt chuẩn khiến phụ  huynh có cái nhìn khác trong chuyện học của con. Không riêng Vinh Thanh, toàn huyện có trên 160 phòng học với tổng số tiền 80 tỷ đồng được xây mới trong năm học này, giúp các em ở các xã bãi ngang, ven biển học tập trong môi trường thuận lợi.

Năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh đã huy động ra lớp khối mầm non và phổ thông là 230.667 học sinh/8.257 nhóm, lớp; khối giáo dục thường xuyên huy động được 707 học sinh/37 lớp cấp THPT. Các địa phương bằng nhiều nguồn vốn đã đóng mới 2.800 bộ bàn ghế, hoàn thành 170 phòng học mới đưa vào sử dụng. Riêng Sở Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào sử dụng 33 phòng học và phòng bộ môn của 6 trường THCS thuộc dự án khó khăn nhất.

Tập luyện cho ngày khai giảng

Vẫn còn trăn trở

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019, nhiều ý kiến cho rằng, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày trong toàn tỉnh mới đạt 85,3%; cấp tiểu học hiện còn 9.118 học sinh/314 lớp chưa học 2 buổi/ngày. Một số trường cơ sở vật chất đã cũ, xuống cấp, quy mô trường lớp chưa đảm bảo, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học; hơn 400 nhà vệ sinh xuống cấp, cần phải cải tạo, sửa chữa. Trong khi, các nguồn vốn đầu tư cho các trường chỉ trông chờ từ nguồn ngân sách hạn hẹp của địa phương. Hầu hết các trường trung tâm của Huế chưa đạt chuẩn do quỹ đất hạn hẹp. Các trường vùng ven cơ bản đáp ứng chuẩn về đất thì lại thiếu trang thiết bị do công tác xã hội hoá khó khăn. Các trường có nhà đa năng còn quá thấp nên vào mùa mưa việc giáo dục thể chất và một số hoạt động khác cho học sinh gặp nhiều hạn chế.

Cơ sở vật chất trường, lớp học được xem là điều kiện tiên quyết trong phát triển giáo dục. Các cấp, các ngành cần khai thác tốt cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đồ dùng hiện có. Trước mắt, khẩn trương hoàn thành việc bổ sung trang thiết bị dạy học; sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất trường học, ưu tiên các hạng mục như phòng học, thư viện, nhà vệ sinh đạt chuẩn, công trình nước sạch; đảm bảo khuôn viên, cảnh quan môi trường sư phạm xanh-sạch-sáng.

Ngành giáo dục cần huy động các nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn, phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục. chú trọng việc quy hoạch sử dụng đất dành chogiáo dục, xây dựng điểm trường khang trang trên nguyên tắc gom các điểm trường nhỏ lẻ lại, tránh tình trạng thiếu trường, lớp học, bảo đảm các điều kiện phục vụ dạy và học tốt nhất.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Chế biến trà từ hoa sim

Từ việc nghiên cứu đề tài tham dự cuộc thi khoa học – kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học, nhóm học sinh Trường THPT Đặng Trần Côn đã chế biến trà túi lọc từ hoa sim, một sản phẩm độc đáo từ nguồn nguyên liệu địa phương.

Chế biến trà từ hoa sim
Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Return to top