Vào TPP, cam kết không phá giá nội tệ?
TTH.VN - 12 nước thành viên TPP dự kiến ký một cam kết không phá giá đồng nội tệ để giúp hàng hóa của nước mình có lợi thế hơn khi xuất khẩu.
![]() |
ảnh minh họa |
Như vậy, 12 nước đang trên lộ trình hướng đến những tiêu chuẩn cao hơn về chính sách tỷ giá và cam kết không sử dụng chính sách với đồng nội tệ của mình để tăng khả năng cạnh tranh. Reuters dẫn một nguồn tin, thỏa thuận này được thực hiện song song với TPP.
Bình luận về cam kết này, tại bản nghiên cứu về ảnh hưởng TPP với Việt Nam, Công ty chứng khoán HSC nhìn nhận: “Về thông tin của Reuters, đây có vẻ là một cam kết công bằng với ý định tốt nhưng không rõ cơ chế thực thi sẽ như thế nào.
Chúng tôi cho rằng, Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng từ cam kết này, vì những năm gần đây Việt Nam chỉ điều chỉnh tỷ giá với tốc độ khá chậm, ít nhất là cho đến khi đồng nhân dân tệ bị phá giá mạnh. Tuy nhiên, cam kết này sẽ gây khó khăn cho Việt Nam nếu muốn điều chỉnh mạnh tỷ giá trong tương lai”.
Về TPP, vừa qua, Blooomberg cũng dẫn thông tin cho biết, Việt Nam và Malaysia - hai nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu - đã cam kết không phá giá nội tệ để tạo lợi thế cạnh tranh với các nước.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực này, có thể nói các chính sách về điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước trong các năm tới sẽ theo các chuẩn mực chung của các nước thành viên TPP.
Việc tỷ giá hối đoái của một nước được định giá thấp sẽ tạo ra lợi thế rất lớn là khiến giá xuất khẩu hàng hóa của nước đó rẻ hơn so với các nước còn lại.
Hiện chương về dịch vụ tài chính của TPP vẫn chưa được công bố chi tiết nhưng nhiều phân tích cho thấy, có khả năng TPP sẽ cho phép các tập đoàn tài chính nước ngoài bán dịch vụ của mình sang thị trường các quốc gia thành viên khác mà không cần phải thành lập chi nhánh tại đó.
Điều này đồng nghĩa với việc, sau khi cho phép các NH nước ngoài thành lập NH con theo thỏa thuận khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhiều khả năng Việt Nam sẽ chứng kiến nhiều sản phẩm đa dạng hơn của các NH ngoại tại Việt Nam mà không cần nhìn thấy cơ sở hoạt động của họ tại Việt Nam.
Theo Tiền Phong
- iPhone 13 sẽ sử dụng modem Snapdragon X60 5G (26/02)
- PlayStation 5 chưa bán đã 'cháy hàng' ở Việt Nam (26/02)
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường (26/02)
- Siết chặt điều kiện hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá (26/02)
- Triển vọng kinh tế, tài chính, tiền tệ năm 2021 (26/02)
- Không chỉ là thước đo năng lực cạnh tranh (26/02)
- Cầu hỏng sau hơn 3 tháng đưa vào sử dụng (26/02)
- Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt? (25/02)
-
Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
- Cầu hỏng sau hơn 3 tháng đưa vào sử dụng
- Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
- Vietnam Airlines: Sẵn sàng để vận chuyển vaccine COVID-19
- Đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%
- Xuất nhập khẩu tháng 1/2021 đạt hơn 55 tỷ USD
- Rà soát dự thảo kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường
- Vietnam Airlines: Dẫn đầu ngành hàng không Việt Nam về tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh
- Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn
- Cảng Chân Mây nhộn nhịp những ngày đầu năm Tân Sửu
-
Vietnam Airlines: Dẫn đầu ngành hàng không Việt Nam về tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh
- Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
- Tập trung nguồn lực phát triển, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”
- Cảng Chân Mây nhộn nhịp những ngày đầu năm Tân Sửu
- Nâng tầm cửa ngõ phía Bắc
- Ký kết biên bản ghi nhớ nghiên cứu đầu tư Trung tâm Thương mại Aeon Mall tại Huế
- Đưa thương hiệu “sen Huế” vươn ra thị trường
- Rà soát dự thảo kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường
- Đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%
- Sẽ sớm khắc phục hư hỏng ở phần trần mái Nhà hát Sông Hương