Thể thao

Về Hương Vinh, nghe chuyện đua ghe

ClockThứ Ba, 26/03/2019 08:16
TTH - Ở nhiều địa phương, đua ghe trở thành lễ hội nhưng xã Hương Vinh (TX. Hương Trà) gần như chẳng có hội đua ghe truyền thống nào cả. Ấy thế mà, vào những ngày hội lớn, ghe Hương Vinh cứ về nhất đều đều.

Giải đua ghe chào mừng giải phóng Hương Trà

Các đội đua tranh tài trên sông Bồ sáng 24/3/2019

Trước khi hỏi chuyện ông Trương Đắc Giàu, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Vinh về đua ghe, tôi gợi lại kỷ niệm đẹp về giải đua ghe truyền thống chào mừng Tết Độc lập vào năm 2017. Khi ấy, giải đấu quy tụ 9 ghe với 10 độ đua từ khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh, sông Hương “dậy sóng” và Hương Vinh là một trong hai xã (cùng với Hương Toàn) của TX. Hương Trà tham gia. Kết quả, Hương Vinh giành giải nhất toàn đoàn, giải nhất độ cúng, tam thắng nam, tam thắng nữ, nhất đồng đội nam, nhất đồng đội nữ, góp công lớn trong 10/12 bộ huy chương ban tổ chức trao cho đội đua thị xã Hương Trà.

Ông Giàu bảo, những năm trở lại đây, địa phương này không tổ chức hội đua truyền thống nào để cọ xát, “rèn quân”, có chăng hơn 5 năm trước, tại thôn Triều Sơn Đông tổ chức hội đua giao lưu với dân vạn chài huyện Phú Vang. Điều đó khiến tôi thắc mắc, rằng lý do nào để Hương Vinh có đội đua ghe mạnh đến thế, bỏ lại đằng sau những đội đua được gọi là “anh hào”,  như Thủy Thanh, Thủy Vân (TX. Hương Thủy), Phú Bình, Hương Sơ (TP. Huế)… Vị Phó Chủ tịch UBND xã chỉ tay về hướng phía xóm vạn chài thôn Thủy Phú, nơi mà hàng chục hộ dân vẫn chưa được lên bờ. Chính người dân nơi đây góp công lớn vào tiếng tăm của đội đua Hương Vinh và cả TX. Hương Trà.

Vốn là dân sông nước, sức vóc người Thủy Phú hơn hẳn người bình thường, chuyện chèo lái một con đò nằm trong tầm tay. “Đua ghe quan trọng nhất là người cầm lái. Có phải bơi thẳng một mạch mô mà bơi 3 vòng 6 tráo, lộn vè. Bởi rứa người cầm lái phải “bẻ” thật điêu luyện, nhịp nhàng. Riêng khoản cầm lái dân Thủy Phú rất giỏi, bởi rứa mà đua về nhất miết”, ông Cao Thắng, Trưởng thôn Thủy Phú nói như khoe.

Ngoài chuyện cầm lái con đò mưu sinh, người dân Thủy Phú chẳng nhớ rõ ông cha họ biết đến hội đua ghe từ khi nào. Nhưng có chuyện người Thủy Phú luôn nhớ mãi, rằng mấy chục năm trước dân sông nước nơi này lang bạt khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh để đua ghe, họ được người Quảng Bình, Quảng Trị, Phong Điền thuê đến chèo lái ở những ngày hội làng, hội xã. Và ngày nay, vào những dịp hội đua, những tay chèo Thủy Phú cũng được những làng khác ghé đến “hỏi thăm”. Có lẽ vì điều ấy mà khi nói về chuyện đua ghe, điều đầu tiên ông Trương Đắc Giàu nhắc đến là 24 hộ dân sông nước thôn Thủy Phú, họ có căn cơ và điều kiện thuận lợi để rèn dũa sức vóc trên sông nước, để rồi vào hội đua, cứ thế phát huy.

Đua ghe như nét văn hóa đặc sắc ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, ghe đua nhiều nơi xem như vật báu. Trước mỗi hội đua, họ đi khắp nơi thuê thợ giỏi về đóng, mỗi chiếc ghe đôi khi có giá cả trăm triệu đồng. Nhưng ở Thủy Phú chẳng có chiếc ghe đua nào cả. Dân Thủy Phú vốn nghèo, đầu tư chiếc ghe đua dường như quá xa tầm tay. “Chuyện đua ghe ở Hương Vinh là người góp công, kẻ góp của. Tại địa phương chỉ có chiếc ghe đua 12 người ở thôn Triều Sơn Đông. Kinh phí đầu tư được người dân thôn này góp nhau và vận động từ các "mạnh thường quân". Vào mỗi hội đua, địa phương chỉ hỗ trợ thêm kinh phí, tinh thần và thành lập đoàn dự giải…”, ông Giàu cho hay.

Nhắc đến phong trào thể dục thể thao ở Hương Vinh, ngoài đua ghe còn có bóng đá nhưng bộ môn tranh tài trên sông nước mang lại danh tiếng cho vùng đất sách nách TP. Huế, nơi nhiều hộ dân còn mong mỏi lên bờ. Đua ghe ở Hương Vinh không chỉ đơn thuần là một phong trào, ở đó còn thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân ở xã đạt chuẩn nông thôn mới. Sức thôn này, ghe thôn kia chẳng quan trọng khi mỗi lần tiếng trống khai hội đua giòn giã bắt đầu, cả khúc sông rền vang tiếng hò reo. Và nhiều năm rồi, TX. Hương Trà tự hào về đội ghe đua Hương Vinh.

Bài, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải đua ghe truyền thống TP. Huế lần thứ III sẽ diễn ra sáng 23/3

Tin từ UBND TP. Huế, giải đua ghe truyền thống TP. Huế lần thứ III - năm 2024 sẽ diễn ra vào sáng 23/3 hướng đến chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), 49 năm Ngày Giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2024) và kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước.

Giải đua ghe truyền thống TP Huế lần thứ III sẽ diễn ra sáng 23 3
Khai mạc giải đua ghe truyền thống phường An Đông

Sáng 16/3, tại khu vực sông An Cựu, UBND phường An Đông, TP. Huế tổ chức lễ khai mạc giải đua ghe truyền thống năm 2024 chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024) và 17 năm thành lập phường An Đông. Tham dự có TUV, Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật; lãnh đạo thành phố, các địa phương và đông đảo người dân trên địa bàn.

Khai mạc giải đua ghe truyền thống phường An Đông
Hương Trà tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị 42/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ

Ngày 6/3, Ban Thường vụ Thị ủy Hương Trà tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị 42/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025” và thông tin về định hướng xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hương Trà tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị 42 CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang đô thị

Phát triển hạ tầng đô thị là một trong 5 chương trình trọng điểm của thị xã Hương Trà. Năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, chương trình này đang được các cấp, ngành, địa phương tập trung ưu tiên nguồn lực thực hiện.

Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang đô thị
Tạo mọi điều kiện để người dân vui xuân, đón tết đầm ấm, yên vui

Đến thăm, chúc tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Quảng Điền, Phong Điền và TX. Hương Trà chiều 6/2, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, các địa phương cần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và tạo mọi điều kiện để người dân vui xuân, đón tết đầm ấm, yên vui.

Tạo mọi điều kiện để người dân vui xuân, đón tết đầm ấm, yên vui
Return to top