ClockThứ Hai, 16/01/2017 14:26

Venezuela tiếp tục gia hạn tình trạng kinh tế khẩn cấp

Ngày 15/1,Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo đã ký gia hạn sắc lệnh tình trạng kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay.

Venezuela tăng lương 50%, lạm phát dự kiến phi mã 1.600%Khủng hoảng đổi tiền, Venezuela bắt giữ các đối tượng cướp bócNgăn nạn đưa lậu tiền vào trong nước, Venezuela đóng cửa biên giớiVenezuela tiếp tục gia hạn sắc lệnh tình trạng kinh tế khẩn cấp

Đây là lần thứ 6 ông Maduro phải gia hạn sắc lệnh tình trạng kinh tế khẩn cấp kể từ khi văn bản này được ban hành từ đầu năm ngoái. Trong thông điệp đầu năm phát biểu tại Tòa án Tối cao (TSJ), Tổng thống Maduro cho biết sắc lệnh gia hạn đã được ký và sẽ có hiệu lực trong ngày 16/1 và kéo dài cho đến ngày 20/2. 

venezuela tiep tuc gia han tinh trang kinh te khan cap hinh 1
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã gia hạn sắc lệnh tình trạng kinh tế khẩn cấp. Ảnh: AP
 

Tổng thống Maduro cáo buộc phe đối lập trong năm 2016 đã có các hoạt động chống phá hòng hủy hoại cuộc cách mạng Bolivar, đồng thời cấu kết với phe cánh hữu trong nước và quốc tế đã tiến hành cuộc chiến tiền tệ chống nước này, nhằm ép buộc Venezuela tuyên bố vỡ nợ. Tuy nhiên, Venezuela đã thực hiện thanh toán nhiều cam kết tài chính với thế giới. 

Tổng thống Maduro cũng cho biết mặc dù nước này phải đối phó với tình trạng giá dầu lao dốc, cuộc khủng hoảng chính trị lên cao ở mức trầm trọng song đời sống của người dân vẫn cơ bản được đảm bảo.

Tổng thống Maduro nói: “Thâm hụt ngân sách đối với các khoản thu nước ngoài của chúng ta năm qua đã lên tới 87% do ảnh hưởng của giá dầu và khủng hoảng, song chúng ta vẫn vượt qua một cách ngoạn mục. Chúng ta vẫn giữ được những chỉ số cơ bản của nền kinh tế, không có bất cứ trường học nào bị đóng cửa, không có việc người lao động bị mất việc làm, hệ thống lương hưu vẫn được bảo đảm, chương trình xây dựng nhà ở xã hội cho người nghèo vẫn đạt con số kỷ lục… Đó là sự cố gắng rất lớn của người dân Venezuela trong việc đối phó với chiến tranh kinh tế”.

Trong năm 2016, nền kinh tế Venezuela bị “tụt dốc” một cách thê thảm trong bối cảnh  giá dầu lao dốc, lạm phát gia tăng và thiếu hụt hàng hoá nghiêm trọng đẩy Venezuela đến tình trạng hỗn loạn cả về kinh tế, chính trị và xã hội khiến Chính phủ Venezuela phải ban bố sắc lệnh tình trạng khẩn cấp kinh tế vào tháng 1-2016. 

Chỉ trong vòng 1 năm, Chính phủ đã phải 5 lần gia hạn sắc lệnh này. Tuy nhiên, ông Maduro nhấn mạnh, chính cuộc khủng hoảng kinh tế đã tạo tiền đề cho Venezuela thay đổi mô hình kinh tế hướng tới hiệu quả và đa dạng sản xuất. 

Cùng với việc gia hạn tình trạng kinh tế khẩn cấp, Tổng thống Maduro cho biết sẽ tiến hành cải tổ từng bước nền kinh tế, tăng nguồn thu ngoại tệ thông qua một số đề xuất mới với các nước trong và ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nhằm bình ổn giá dầu thế giới.

Chính phủ Venezuela sẽ cử một phái đoàn đặc biệt để thực hiện các chuyến công du với 25 quốc gia trong năm nay, nhằm thuyết phục và xúc tiến những giải pháp cần thiết để tăng giá dầu lên tới mức từ 60 tới 70 USD/thùng so với mức 52 USD hiện tại. 

Trong năm 2016, với nỗ lực của Venezuela, vào cuối tháng 11, OPEC đã đạt được thỏa thuận cắt giảm 1,2 triệu thùng dầu/ngày từ đầu năm 2017, nhằm hạn chế tình trạng cung vượt cầu, nhờ đó giá dầu đã nhích lên. Mới đây, Bộ trưởng Dầu khí Venezuela Eulogio del Pino kêu gọi các nước tôn trọng thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu đã được ký kết. 

venezuela tiep tuc gia han tinh trang kinh te khan cap hinh 2
Cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng ở Venezuela. 

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hoài nghi về tính khả thi trong thực hiện các chính sách thúc đẩy kinh tế của Tổng thống Maduro, nhất là trong bối cảnh ông này đang phải chịu nhiều áp lực từ chức từ Quốc hội, nơi phe đối lập chiếm đa số. Ngay cả việc ông Maduro chọn Tòa án Tối cao để có bài phát biểu thông điệp đầu năm thay vì tại Quốc hội như thông lệ cũng đã bị phe đối lập lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Lãnh đạo Quốc hội Venezuela cho rằng đây là một quyết định “thiếu tôn trọng” cơ quan này của Tổng thống.

Trước đó, Tổng thống Maduro cáo buộc phe đối lập ra sức tiến hành một “cuộc đảo chính ở Quốc hội”, trong khi phe đối lập cáo buộc Tổng thống vi phạm hiến pháp của đất nước. Chính phủ của Tổng thống Maduro và phe đối lập ở Quốc hội có nguy cơ chia rẽ sâu sắc hơn nữa khi Thư ký điều hành liên minh Bàn Đoàn kết Dân chủ (MUD) đối lập ở Venezuela Jesús Torrealba cuối tuần qua, yêu cầu Chính phủ thiết lập cơ chế minh bạch để có thể nối lại đối thoại. 

Ông Torrealba tố cáo Chính phủ đã không thực hiện cam kết trong 2 lần đối thoại trước, đồng thời khẳng định đây là nguyên nhân khiến liên minh Bàn Đoàn kết Dân chủ sẽ không tiếp tục đàm phán với phe cầm quyền để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng hiện nay./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng

Theo một báo cáo vừa được các cơ quan của Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố, rác thải điện tử trên thế giới đang tăng nhanh gấp 5 lần so với tốc độ tái chế rác thải điện tử được ghi nhận, làm trầm trọng thêm các mối nguy hiểm về môi trường và sức khỏe trên toàn thế giới.

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Cần hành động khu vực để giải quyết cuộc khủng hoảng chất lượng không khí ở châu Á

Dữ liệu thống kê cho thấy hàng năm, ô nhiễm không khí cướp đi nhiều mạng sống hơn cả thuốc lá, trong đó trẻ em và người già nằm trong nhóm có nguy cơ nghiêm trọng. Tổng hợp các chất độc hại mà con người tiếp xúc có thể làm giảm đến 2,3 năm tuổi thọ, và ước tính có khoảng 570.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm chỉ vì hít thở không khí ô nhiễm.

Cần hành động khu vực để giải quyết cuộc khủng hoảng chất lượng không khí ở châu Á
Châu Á - Thái Bình Dương:
Khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng làm suy yếu tiến trình giảm nghèo

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng do lạm phát leo thang hồi năm ngoái, kết hợp với những tác động kéo dài của đại dịch COVID-19, đang tiếp tục đẩy người dân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào tình trạng nghèo đói cùng cực, theo một báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng làm suy yếu tiến trình giảm nghèo
Return to top