ClockThứ Ba, 11/10/2016 14:12

VEPR: Tăng trưởng GDP cả năm chỉ 6,0%, lạm phát chạm mục tiêu 5%

Viện VEPR đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm nay của nước ta chỉ 6,0%, còn lạm phát có thể chạm mục tiêu 5% như Quốc hội đề ra.

Sáng 11/10, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức tọa đàm Công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2016, trong đó dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm nay của nước ta chỉ 6,0%, còn lạm phát có thể chạm mục tiêu 5% như Quốc hội đề ra.

Tọa đàm Công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2016 diễn ra tại Hà Nội.

Mục tiêu tăng trưởng Chính phủ kỳ vọng là không khả thi

Phân tích cụ thể về cơ sở đưa ra dự báo này, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, cho hay: Bước sang Quý 3, kinh tế đã có những cải thiện đáng kể so với nửa đầu năm. Dù thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, GDP Quý 3 vẫn đạt mức tăng 6,4%, giúp tăng trưởng 9 tháng đầu năm đạt 5,93%.

Theo Tổng cục Thống kê, nông nghiệp suy giảm kết hợp với khó khăn trong trong ngành công nghiệp khai khoáng được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tăng trưởng thấp. Khu vực nông nghiệp, vốn chiếm 11-13% GDP, ước tính chỉ tăng 0,05% trong 9 tháng đầu năm và chỉ đóng góp được 0,01 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Trong khi đó, lâm nghiệp và thủy sản cũng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 9 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm ngư nghiệp chỉ tăng 0,65%, thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.

Một điểm đáng chú ý, theo TS. Thành, là vấn đề tính toán lại tốc độ tăng trưởng các khu vực. Sau khi công bố số liệu ước hàng quý, Tổng cục Thống kê (TCTK) sẽ tính toán đầy đủ và đưa ra số liệu chính thức (tăng trưởng kinh tế Quý 2 đạt 5,78%, điều chỉnh từ mức 5,55% ước tính hồi tháng Sáu). Báo cáo kinh tế xã hội tháng 9 của TCTK cho thấy tăng trưởng khu vực nông, lâm ngư nghiệp không thay đổi so với ước tính đưa ra hàng năm. Tuy nhiên, tính toán lại tốc độ tăng trưởng từ GDP thực tế (trong các báo cáo cuối quý) khu vực này lại cho thấy những con số hoàn toàn khác.

“Điều này cho thấy TCTK cần minh bạch hơn trong việc công bố số liệu, đặc biệt là số liệu chính thức sau khi đã điều chỉnh”- TS. Thành khuyến nghị.

Cùng với đó, theo VEPR, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng nhóm ngành này 9 tháng đầu năm đạt 11,22%, cao hơn so với hai năm trước (2014 là 8,57%; 2015 là 10,15%). Tuy nhiên, VEPR cho rằng, với mức đóng góp lên tới 28,4% trong cơ cấu GDP khu vực công nghiệp, suy giảm ngành khai khoáng đã tác động không nhỏ tới tăng trưởng khu vực này cũng như tăng trưởng kinh tế. Cộng dồn tới hết tháng 9, ngành khai khoáng ước giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái, làm giảm 0,28 điểm phần trăm tăng trưởng.

Từ kết quả phân tích thực tế, TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, mặc dù còn nhiều khó khăn, Chính phủ vẫn quyết định giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng trên 6,0%, cụ thể là khoảng 6,3-6,5% (thấp hơn mức 6,7% đưa ra hồi đầu năm) trong năm nay. Để đạt được mục tiêu này, kinh tế Quý 4 cần phải tăng trưởng ít nhất 8,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhấn mạnh vấn đề đặt mục tiêu chất lượng tăng trưởng chứ không phải số lượng, và phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 6,3% - 6,5%. Viện trưởng VEPR cho rằng, “ngay cả điều này vẫn không khả thi, vì kinh nghiệm tăng trưởng trong những năm qua cho thấy dù tăng trưởng Quý 4 có tăng cao hơn Quý 3, cũng không thể vượt 1 điểm phần trăm. Lần duy nhất ghi nhận mức chênh lệch lên tới trên 2 điểm phần trăm là cuối năm 2009, khi Chính phủ tung ra gói kích cầu quy mô lớn nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Do vậy, nhóm nghiên cứu giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng 6,0% cho cả năm 2016”.

Lạm phát tăng dưới sức ép từ điều chỉnh giá dịch vụ cơ bản

Theo các chuyên gia của VEPR, tiếp tục xu hướng trong nửa đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng đáng kể trong Quý 2, đặc biệt khi học kì mới bắt đầu vào tháng 9. Chỉ riêng trong tháng 9, CPI đã tăng 0,54% (mom), với sự đóng góp lên tới 0,42 điểm phần trăm của nhóm Giáo dục.

Trong khi lạm phát cơ bản vẫn duy trì quanh mức 1,8% (yoy), lạm phát toàn phần tăng tương đối nhanh và đạt mức trước đợt suy giảm vào cuối năm 2014.

So với cùng kỳ năm trước, lạm phát cuối Quý 3 đạt 3,34%, trong khi lạm phát cơ bản ở mức 1,85%. Điều này cho thấy rõ tác động của việc điều chỉnh giá nhóm hàng do nhà nước quản lý tới mức giá chung. Cần chú ý rằng lạm phát cơ bản đo lường sự thay đổi trong mức giá chung của nền kinh tế sau khi đã loại trừ yếu tố năng lượng, lương thực -thực phẩm và các dịch vụ do nhà nước quản lý.

Mặc dù vậy, theo nhận định của TS. Nguyễn Đức Thành, “lạm phát cuối năm hoàn toàn có khả năng chạm mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra. Giá dầu thô và một số mặt hàng năng lượng khác được dự báo có thể tăng trong những tháng cuối năm sau khi OPEC đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Đồng thời, dù suy giảm trong Quý 3, giá hàng hóa cơ bản thế giới vẫn là một ẩn số trong thời gian tới. Điều này, nếu xảy ra, sẽ tạo áp lực không nhỏ lên mặt bằng giá trong nước thời gian tới”.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,34%-6,46% năm 2023

Tại hội thảo Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cuối năm 2023 được tổ chức ngày 10/7, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố 3 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023.

Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,34 -6,46 năm 2023
GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%

Những chỉ đạo, giải pháp quyết liệt trong việc phục hồi nền kinh tế; các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh... đã góp phần duy trì tăng trưởng khu vực dịch vụ của Chính phủ, giúp tăng trưởng GDP 6 tháng của Việt Nam ước đạt 3,72%. Đây là mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi chưa như kỳ vọng.

GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72
Khan hiếm thanh khoản

Bạn đừng ngạc nhiên, hoặc cũng đừng cho là mình bị làm phiền, khi nhân viên ngân hàng liên tục gọi, hoặc nhắn tin liên tục...

Khan hiếm thanh khoản
Đông Nam Á phục hồi tăng trưởng trở lại

Siriwan Chutikamoltham, Giảng viên cao cấp tại Trường Kinh doanh Nanyang thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore cho biết, Đông Nam Á có thể phục hồi tương đối nhanh sau khi mở cửa trở lại biên giới.

Đông Nam Á phục hồi tăng trưởng trở lại
Đặt hy vọng

Có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế ở mức 5,6% đến 5,8% trong năm 2021 là một kịch bản khả quan của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR). Đây cũng được xem là kịch bản VEPR nghiêng về hơn, trong điều kiện dịch COVID-19 tiếp tục được kiểm soát và không lan rộng. Đồng thời là các hoạt động kinh tế xã hội khác trên toàn cầu dần trở lại trạng thái bình thường.

Đặt hy vọng
Return to top