ClockChủ Nhật, 12/05/2019 07:55

Vesak 2019: Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế - Vì hòa bình bền vững

Thông điệp của Đức Phật về bất bạo động và phụng sự tha nhân trở nên thích ứng hơn bao giờ hết.

Thủ tướng chủ trì họp về công tác tổ chức Đại lễ Vesak 2019

Từ năm 2000 đến nay, Đại lễ Vesak đã tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam thì đây là lần thứ 3. Năm nay, Ban Tổ chức nhận được sự xác nhận tham dự của hơn 1.600 đại biểu đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đại lễ có sự tham gia của Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Phó Tổng thống-Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Bhutan, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc… Có thể nói, đây là kỳ Phật đản Liên Hợp Quốc có nhiều vị nguyên thủ quốc gia tham dự nhất trong suốt 16 kỳ, kể từ khi Đại hội đồng Liên hợp quốc lấy ngày Vesak làm ngày lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới vì hòa bình.

Vesak 2019 diễn ra tại chùa Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, tỉnh Hà Nam.

Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Ban Phật giáo Quốc tế, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 đã đón nhận được niềm tin yêu của cộng đồng thế giới và cộng đồng Phật giáo quốc tế khi có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ xác nhận tham dự.

"So với 12 lần tổ chức tại Thái Lan và 1 lần tổ chức tại Srilanka, thì đây là lần đầu tiên, mối quan hệ ngoại giao quốc tế của chúng ta đã đạt được thành tựu cao nhất từ trước đến giờ. Cho nên kinh nghiệm mà chúng ta rút ra được là khi có sự chân thành cam kết và tôn trọng thì chúng ta sẽ đón nhận được sự hân hoan tham dự của cộng đồng Phật giáo trên thế giới", Thượng tọa Thích Nhật Từ cho biết.

Đặc biệt, Đại lễ Vesak 2019 có sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Phó Tổng thống Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Bhutan, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Phó Tổng thống Ấn Độ sẽ là diễn giả chính của Đại lễ, có bài thuyết trình với chủ đề 'Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững'.

Nhân dự Đại lễ Vesak, Phó Tổng thống Ấn Độ Venkaiah Naidu thăm chính thức Việt Nam.

Theo Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó tổng thư ký Hội đồng trị sự, kiêm Chánh văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đây là chủ đề thể hiện trách nhiệm của Phật giáo cần hội nhập vì sự phát triển của toàn cầu: "Đại lễ Phật đản lần này có hội thảo khoa học về cách tiếp cận của Phật giáo trong sự lãnh đạo toàn cầu, chia sẻ trách nhiệm của mình. Điều đó nói lên Hội đồng Liên hợp quốc và các nhà lãnh đạo xem cái ý nghĩa giá trị nhân văn và tư tưởng giáo lý của Phật giáo rất quan trọng trong việc góp phần đem đến xã hội bền vững. Từ chủ đề này, ban trị sự 1 số tỉnh thành cũng đã có 1 số hội thảo nhằm để làm rõ và tôn vinh cũng như đưa vai trò lãnh đạo của Phật giáo góp phần cho sự lãnh đạo toàn cầu, để làm sao đếm đến cho nhân loại 1 cuộc sống bền vững. Đây là 1 chủ đề quan trọng đặt cho Phật giáo có trách nhiệm lớn trong sự kiện đại lễ Vesak tổ chức tại Việt Nam lần này"

Đại lễ Vesak 2019 sẽ có 398 bài tham luận bằng tiếng Anh của các học giả quốc tế và 110 bài tham luận bằng tiếng Việt của các học giả trong nước tập trung vào chủ đề chính là: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.

Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: "Tất cả chúng ta đều hướng đến sự thể hiện đóng góp cho tinh thần của phật giáo phụng sự cho lý tưởng hòa bình cho nhân loại, đó là ý tưởng lớn nhất mà giáo hội chúng ta ngày nay muốn chứng minh và góp phần mang lại nét đẹp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đóng góp cho phật giáo thế giới, cũng như cho cộng đồng thế giới về nét đẹp của Đức Phật và đạo Phật"

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã có thông điệp nhân Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc 2019 rằng: Trong thời điểm sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng và sự độ lượng ngày một thu hẹp lại, thông điệp của Đức Phật về bất bạo động và phụng sự tha nhân trở nên thích ứng hơn bao giờ hết. Vào Ngày Vesak lần này, chúng ta hãy cùng nhau làm mới cam kết về xây dựng một thế giới hòa bình và chân giá trị cho tất cả.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tính tự cường của nền kinh tế trong hội nhập quốc tế

Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta luôn nhất quán, vận dụng sáng tạo, phù hợp chủ trương: giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ chính thức được nhấn mạnh như một nhiệm vụ kinh tế để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam trong bối cảnh mới.

Giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tính tự cường của nền kinh tế trong hội nhập quốc tế
Quan tâm kết nối những đối tác tốt đầu tư vào Thừa Thiên Huế

Chiều 17/11, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến giữa đoàn Đại sứ, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2021-2024 với lãnh đạo các địa phương Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên. Tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương.

Quan tâm kết nối những đối tác tốt đầu tư vào Thừa Thiên Huế

TIN MỚI

Return to top