ClockChủ Nhật, 04/06/2017 09:29

Vì sao có “độ trễ” cấm nhập và sử dụng 82 thuốc bảo vệ thực vật?

Thứ trưởng Bộ NNPTNT nói lý do loại bỏ các tên thuốc bảo vệ thực vật thương phẩm có chứa 2 chất Paraquat và 2.4D có “độ trễ”.

Liên quan đến Quyết định 278 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc đưa 2 hoạt chất ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, độ trễ để cấm nhập khẩu và sản xuất các loại thuốc này trong thời hạn 1 năm và đồng thời dừng lưu hành hẳn, không mua bán trên thị trường là 2 năm là quá dài.

“Tại sao đã thấy các chất này ảnh hưởng tác động đến sức khỏe người tiêu dùng rồi mà không để độ trễ ngắn để chấm dứt tình trạng này luôn?” – báo chí đặt câu hỏi với đại diện Bộ NN-PTNT tại họp báo chính phủ chiều 3/6.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn

Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết: Ngày 8/2/2017, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 278 về loại bỏ các tên thuốc bảo vệ thực vật thương phẩm có chứa 2 chất Paraquat và 2.4D. Tại cuộc gặp mặt báo chí thường kỳ tháng 3, Bộ cũng đã nói tới việc đó, lý do của quyết định này.

Quyết định 278 của Bộ NN&PTNT có nghĩa rằng sẽ có 82 thuốc bảo vệ thực vật thương phẩm có chứa 2 chất này, bao gồm 46 tên thương phẩm có chứa Paraquat và 36 tên thương phẩm có chứa 2.4D thì đều được loại bỏ khỏi danh mục những thuốc bảo vệ thực vật được phép lưu thông và sử dụng tại Việt Nam. Trong quyết định của Bộ trưởng, chúng tôi có ghi rằng thời hạn được phép nhập khẩu là 1 năm và thời hạn chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng trong 2 năm.

Lý do được Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết: Một là, quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT là văn bản hành chính cá biệt. Luật quy định khi loại bỏ danh mục thì phải có thời hạn và Bộ NN&PTNT chúng tôi cũng đã thể chế hoá thành Thông tư 21 về thời hạn.

Thứ hai, đối với các doanh nghiệp, các nhà cung cấp cũng phải có một thời gian để họ giải quyết những tồn tại của họ. Chúng tôi cũng chia sẻ, đồng ý với phản ánh của dư luận khoảng thời gian ấy thì hơi dài. Cách xử lý của chúng tôi ngay sau đó là họp các hiệp hội phân bón, các nhà cung ứng và chỉ đạo các cơ quan bảo vệ thực vật xử lý theo cách rút ngắn hơn những thời hạn đó. Tức là chỉ giải quyết cho nhập 82 danh mục thương phẩm này, có chứa 2 chất Paraquat và 2.4D, trên cơ sở những hợp đồng đã được ký kết, những vận đơn đã có. Thứ ba là vận động bà con nông dân không sử dụng.

“Chúng tôi sửa Thông tư 21. Trong tháng này sẽ xin phép trình xét những văn bản quy phạm pháp luật sửa và công khai lấy ý kiến. Và chắc chắn khi văn bản quy phạm pháp luật được sửa thì chúng tôi sẽ điều chỉnh thời hạn của Quyết định 278”.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

''Trồng một tỷ cây xanh' trên hành trình 'về đích''

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương đã và đang quyết tâm đưa Đề án "Trồng một tỷ cây xanh" (Đề án) của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021 – 2025 "về đích" đúng hẹn.

Trồng một tỷ cây xanh trên hành trình về đích
Hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn, chiều 15/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đã làm rõ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản; hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu đối với thủy sản; việc chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi diện tích đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo.

Hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế
Lan toả cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn

Bayer Việt Nam chính thức khởi động chương trình “Safe Use Ambassador 2022” (Đại sứ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn 2022) tại Cần Thơ và Huế, mang đến sân chơi không chỉ giúp sinh viên ngành nông nghiệp tìm hiểu kiến thức và thực hành sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đúng cách và an toàn mà còn nâng cao nhận thức về quản lý sản phẩm và phát triển nông nghiệp bền vững.

Lan toả cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn
Nguy cơ ô nhiễm môi trường

Trung bình mỗi năm, trên địa bàn tỉnh ước gần 35 ngàn tấn phân bón vô cơ, 9.500 tấn phân bón hữu cơ và lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học gần 86 ngàn kg, thuốc BVTV sinh học 129 ngàn kg được sử dụng trên đồng ruộng.

Nguy cơ ô nhiễm môi trường
Return to top