ClockThứ Ba, 08/04/2014 05:57

Vì sao ngân hàng cho vay dưới trần huy động?

TTH - Không ít ngân hàng công bố những gói cho vay với lãi suất bằng, thậm chí thấp hơn trần lãi suất huy động (6%/năm). Vì sao các ngân hàng này chấp nhận cho vay với lãi suất thấp như vậy, phải chăng là chiêu PR?

Trên địa bàn, một số ngân hàng đang tung ra các gói vốn giá rẻ. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương (Vietcombank) đưa ra thị trường gói cho vay doanh nghiệp xuất khẩu, với lãi suất 5 - 5,8%/năm, áp dụng trong thời gian từ 1 - 3 tháng đầu của khoản vay, với điều kiện khách hàng phải mở tài khoản và bán ngoại tệ cho nhà băng này. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư & Phát triển (BIDV) đang thực hiện nhiều gói vốn giá rẻ, trong đó có gói 2.000 tỷ đồng cho vay khách hàng mua nhà, kể cả nhà ở phân khúc cao cấp, với lãi suất 5%/năm.

Ngân hàng Agribank đang dành vốn cho những lĩnh vực ưu tiên

Cho dù lãi suất huy động đã được các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh giảm, song điều đó không có nghĩa, lãi suất cho vay sẽ giảm ngay. Các ngân hàng còn phải tiêu vốn cũ được huy động với lãi suất cao. Nói như phó giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần ở thành phố Huế, việc hạ trần lãi suất sẽ tạo điều kiện tốt cho ngân hàng cắt giảm lãi suất đầu ra, song phải mất ít nhất một quý mới có thể cơ cấu được nguồn vốn.

Với chương trình “Cho vay ưu đãi - Giảm lãi hết năm”, Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) chi nhánh Huế - Nguyễn Anh Tài cho biết: Điểm nổi trội của chương trình là khách hàng được vay vốn với lãi suất từ 7%/năm - một trong những lãi suất thấp nhất trên thị trường hiện nay. Ưu điểm này sẽ giúp nhóm đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay tiêu dùng sẽ được tiếp cận lãi suất thấp nhất, cùng nhiều ưu đãi linh hoạt khác như ưu đãi về thời gian vay vốn, hạn mức vay và tốc độ giải ngân.

Chia sẻ về gói vốn với lãi suất tháng đầu bằng 0, lãnh đạo một ngân hàng phân tích: Ngân hàng chấp nhận lỗ trong chừng mực nào đó, nhưng bù lại, ngân hàng sẽ “câu” được khách hàng sử dụng các dịch vụ khác. Đồng vốn huy động của ngân hàng có nhiều kỳ hạn, những kỳ hạn ngắn lãi suất thấp, chưa kể các khoản tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất rất thấp... Bởi vậy, giá vốn bình quân của một số ngân hàng có thể cho phép họ cho vay với lãi suất dưới 6%/năm. Song cũng chỉ những ngân hàng lớn, có nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp lớn mới làm được điều này.
Việc chào mời cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động chỉ được thực hiện trong những tháng đầu, có khi chỉ mang tính chất câu khách. Nhìn nhận nguyên nhân sâu xa, một số chuyên gia ngân hàng cho biết, hiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng khá dồi dào, thậm chí nhiều ngân hàng lớn còn có biểu hiện dư thanh khoản do sau Tết tiền bắt đầu chảy mạnh vào ngân hàng, trong khi đầu ra tín dụng vẫn gặp khó. Bằng chứng là từ sau Tết Giáp Ngọ đến nay, lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm và Ngân hàng Nhà nước cũng đang hút mạnh tiền về.
Để xử lý hiệu quả nguồn vốn dư thừa này, một mặt các ngân hàng đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp lớn, nhất là các dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh, mặt khác đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Đó là lý do kể từ cuối năm 2013 đến nay, các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ đều có tỷ lệ trúng thầu rất cao, khiến lãi suất có xu hướng giảm. Một số ngân hàng chấp nhận cho vay thấp hơn lãi suất huy động để “câu” khách hàng sử dụng dịch vụ khác, nhằm lấy nguồn thu từ các dịch vụ này bù đắp cho khoản thua thiệt về tín dụng.
Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước có quyết định điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động thêm 1%/năm, BIDV đã đưa ra thông báo điều chỉnh giảm lãi suất đầu vào và cả đầu ra. Trên thực tế, sau khi lãi suất đầu vào giảm, các ngân hàng sẽ điều chỉnh dần lãi suất cho vay, nhưng điều đó chỉ có thể sớm thực hiện được với các ngân hàng lớn. Còn các ngân hàng quy mô nhỏ vẫn phải cạnh tranh cả huy động lẫn cho vay, thì phải mất ít nhất vài tháng để cơ cấu lại nguồn vốn...
Qua tiếp cận với các doanh nghiệp, phần lớn doanh nghiệp được hỏi đều cho biết, do không nằm trong diện ưu tiên, nên mức lãi suất ưu tiên trên không thuộc về họ. Có rất ít doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp. Kế toán trưởng của một công ty chuyên sản xuất gia công mặt hàng da giày tại Thành Nội cho biết, cho dù các ngân hàng quảng bá lãi suất giảm còn 7 - 8%/năm, thậm chí dưới trần huy động vốn hiện nay, nhưng khi tiếp cận thực tế mới biết, không ai có thể vay được vốn với mức lãi suất này, mà phải 10 -12%/năm.
Bạch Quang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Giá vàng sáng 16/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 16/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Giá vàng sáng 16 4
'Bến đỗ' tiếp theo của vàng

Giữa lúc giới đầu tư đang hân hoan tận hưởng những kỷ lục mới trên thị trường chứng khoán, vàng - nơi trú ẩn yêu thích của họ - cũng đang đạt những đỉnh cao mới.

Bến đỗ tiếp theo của vàng
Xóa độc quyền để bình ổn thị trường vàng

Giới đầu tư đang “nóng lòng” chờ Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ sớm được sửa đổi để bình ổn thị trường vàng. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế, trước tiên, cần xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC.

Xóa độc quyền để bình ổn thị trường vàng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top