ClockThứ Tư, 26/09/2018 07:47

Vì sức khỏe, tính mạng của ngư dân

TTH - Để bảo vệ bình yên biển đảo, Trung úy Phạm Quốc Việt, y sĩ quân y, đoàn viên Chi đoàn Hải đội 2 (đóng trên địa bàn thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang) cùng đồng đội vượt sóng ra khơi, kịp thời cấp cứu thành công ngư dân đang nguy kịch trên biển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cứu nạn. Trung úy Việt vừa được Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh tặng giấy khen.

Một ngư dân mất tích trong khi đánh bắt trên biểnTìm thấy thi thể ngư dân sau 5 ngày mất tích

Giữa trưa một ngày cuối tháng 5/2018, Hải đội 2 nhận thông tin tàu đánh cá do ngư dân Phan Văn Tý làm thuyền trưởng đang khai thác thủy sản cách cửa biển Thuận An 53 hải lý (hơn 100 km) có thuyền viên bị đau bụng, nôn ra máu, nghi xuất huyết dạ dày, tình trạng rất nguy cấp, xin cứu nạn. Nhận lệnh của chỉ huy, Trung úy Việt khẩn trương chuẩn bị thuốc men, kiểm tra lại thuốc cấp cứu, hoạt động của máy thở o xy, máy hút dịch… và đưa xuống tàu. Việt báo cáo Chủ nhiệm Quân y biên phòng tỉnh xin ý kiến chỉ đạo chuyên môn, đồng thời liên hệ y tế địa phương cử nhân viên y tế phối hợp thực hiện cấp cứu người bị nạn trên biển.

Trung úy Việt (trái) cùng cán bộ y tế địa phương cấp cứu cho ngư dân trong cơn nguy kịch giữa biển khơi

Gần 2 giờ đồng hồ vượt sóng lớn, tàu của Hải đội 2 tiếp cận được tàu ngư dân. Trung úy Việt và đồng đội lập tức đưa bệnh nhân sang tàu biên phòng. Lúc này, tình trạng người bệnh mạch nhanh, huyết áp tụt thấp, thở nhanh, là giai đoạn đầu của sốc, nếu không cấp cứu kịp thời, xử lý chính xác sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Lập tức đặt đường truyền tĩnh mạch, cho bệnh nhân thở oxy, sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, Việt đồng thời khai thác tình hình bệnh sử của bệnh nhân, tìm hiểu thêm các triệu chứng khác có liên quan để xử lý phù hợp. Liên tục kiểm tra mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở để kịp thời có hướng xử lý, một mặt Trung úy Việt động viên tinh thần để người bệnh yên tâm. Dần dần, tình trạng bệnh nhân có dấu hiệu khả quan, mạch, hô hấp ổn định hơn, huyết áp nâng lên, giảm nôn, lượng dịch nôn.

Tàu cập cảng Thuận An, đưa bệnh nhân lên xe cấp cứu đã chờ sẵn, chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế xong thì trời đã tối mịt. “Con người dù khỏe mạnh cũng cảm thấy nhỏ bé giữa mênh mông biển sóng, huống hồ đang bị bệnh nguy cấp. Tinh thần bất an sẽ càng khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Cấp cứu bệnh nhân trong hoàn cảnh này cũng là nhiệm vụ nặng nề hơn rất nhiều. Lúc đó, chúng tôi phải cùng nhau nỗ lực 200% sức lực, trí não, vận dụng kiến thức chuyên môn nhanh nhạy để có thể xử lý chính xác, kịp thời, vừa động viên để người bệnh tin tưởng, lạc quan”, Trung úy Việt chia sẻ. Đến lúc biết bệnh nhân hồi phục sức khỏe và ra viện, các anh mới thực sự an tâm, vui mừng.

Cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ sức khỏe, tính mạng, bình yên cho ngư dân yên tâm ngày đêm ra khơi bám biển, khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của BĐBP. “Với tinh thần xung kích của lực lượng đoàn viên thanh niên, Trung úy Việt luôn trau dồi kiến thức chuyên môn, không ngại vất vả, sẵn sàng đến tận nhà, tận nơi bất cứ lúc nào để thăm khám, sơ cấp cứu cho ngư dân, người dân trên địa bàn bị bệnh hoặc bị tai nạn lao động… Tinh thần, hành động, nỗ lực của Trung úy Việt góp phần không nhỏ cùng tập thể đơn vị xây dựng, củng cố, phát triển tình đoàn kết quân dân, tăng thêm lòng tin của Nhân dân đối với BĐBP. Niềm tin đó là “điểm tựa” vững chắc để chúng tôi vững tay súng bảo vệ bình yên biển đảo”, Đại úy Phạm Văn Tuấn, Chính trị viên phó, Bí thư Chi đoàn Hải đội 2 nói.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

TIN MỚI

Return to top