ClockThứ Sáu, 26/02/2016 15:05

Viện trợ đến được tay các nạn nhân siêu bão ở Fiji

TTH.VN - Các hàng hóa viện trợ nhân đạo cuối cùng cũng đã được phân phối đến cho những cộng đồng bị cô lập ở Fiji – quốc đảo bị tàn phá nặng nề bởi siêu bão Winston hồi cuối tuần qua, hãng tin AFP sáng nay (26/2) dẫn lời các quan chức nước này cho biết, với ước tính tổng thiệt hại có thể sẽ lên tới hàng trăm triệu USD.

Siêu bão ở Fiji: lo ngại về khủng hoảng y tế tăng cao

Nhiều nhà cửa đã bị phá hủy sau siêu bão Winston. Ảnh: Dailymail.

Ít nhất 44 nạn nhân đã thiệt mạng khi cơn bão mạnh nhất trong lịch sử của Fiji tấn công vào nước này hôm 20/2 vừa qua. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, có khoảng 50.000 người dân Fiji – hơn 50% toàn bộ dân số - rơi vào cảnh vô gia cư khi nhà cửa của họ bị phá hủy trong cơn bão.

Một số ngôi làng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất nằm trên các hòn đảo xa xôi, khiến cho các nỗ lực cứu trợ càng thêm khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc (OCHA) cho biết, hiện nay dân làng ở đây đã được tiếp nhận viện trợ sau bao ngày chờ đợi.

"Hàng viện trợ đã bắt đầu đến được với những cộng đồng bị ảnh hưởng do bão, nhất là ở những hòn đảo xa xôi bị ảnh hưởng nặng nề và ở thị trấn Rakiraki, phía tây đảo chính Viti Levu", OCHA khẳng định.

Mặc dù vậy, cơ quan này cho biết vẫn còn nhiều thách thức trong vấn đề cứu trợ. Theo ghi nhận của OCHA, "các dịch vụ cần thiết bị gián đoạn, đường tiếp cận nghèo nàn và thông tin liên lạc khó khăn... vẫn là những rào cản cho công tác đánh giá và cung cấp cứu trợ".

Bão Winston với sức gió lên tới 325 km/giờ đã tàn phá quốc đảo Fiji, và Oxfam nói rằng nhu cầu nhân đạo cho quốc gia ở Thái Bình Dương này là "rất lớn và trải rộng khắp".

Người đứng đầu tổ chức từ thiện của Fiji - bà Dolores Devesi cho hay, một số khu định cư đã bị phá hủy hoàn toàn, khiến cho các trung tâm sơ tán chật chội - nơi bùng phát của dịch bệnh và tiêu chảy, trở thành một mối nguy hiểm lớn.

"Các trung tâm sơ tán rất đông đúc, do đó có nguy cơ rằng các nhà vệ sinh và nguồn cung cấp nước sạch sẽ không đủ để ứng phó được với số lượng người khổng lồ ở các trung tâm", bà Devesi cảnh báo.

Chính phủ Fiji đã tuyên bố tình trạng thảm họa thiên tai quốc gia kéo dài 30 ngày, nói rằng cơn bão là một đòn mạnh gây nhiều tổn thất cho Fiji.

"Nếu tính vào thiệt hại số nhà cửa trên toàn Fiji đã bị hư hỏng, phá hủy, những tác động vào nông nghiệp hay trên các đường dây điện... có thể dễ dàng thấy rằng con số thiệt hại đến nay đã lên tới 470 triệu USD", Bộ trưởng Tài chính nước này Aiyaz Sayed-Khaiyum nói với các phóng viên ngày hôm qua.

Úc và New Zealand tới nay đang dẫn đầu các phản ứng quốc tế khi đưa các máy bay chứa đầy vật dụng và các nhu yếu phẩm khác đến hỗ trợ. New Zealand cũng cử đến 2 tàu hải quân vào cuối tuần này, trong khi Pháp đã đưa 2 tàu vận tải quân sự từ New Caledonia đến Fiji.

Ngoài ra, quốc đảo này còn nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Úc, New Zealand, Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nauru và Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Tố Quyên (lược dịch từ AFP & CNA)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Mỹ hứng chịu con số kỷ lục về thảm họa “tỷ USD” trong năm 2023

Dữ liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho biết Mỹ đã hứng chịu nhiều trận lũ lụt, hỏa hoạn và các thảm họa khí hậu khác gây thiệt hại hàng tỷ USD (mỗi thảm họa) trong năm 2023 và nhiệt độ trung bình của nước này cao thứ năm trong lịch sử.

Mỹ hứng chịu con số kỷ lục về thảm họa “tỷ USD” trong năm 2023
Return to top