ClockThứ Hai, 15/04/2019 06:23

Việt Nam có nhiều mặt hàng lợi thế xuất khẩu sang Romania

Theo Bộ Công Thương, Romania là thị trường tiềm năng cho một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam như trái cây nhiệt đới (trái cây tươi và đóng hộp), thủy hải sản (đông lạnh và đóng hộp), cà phê, hạt tiêu, hạt điều và thịt lợn.

Xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu 4,2 tỷ USDXuất khẩu lâm sản quý 1/2019 dẫn đầu 'nhóm trên 1 tỷ USD'Xuất khẩu thủy sản "nhảy vọt", đứng thứ 4 thế giới

Chế biến cá tra xuất khẩu tại nhà máy của Công ty XNK thủy sản Cửu Long An Giang. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Bên cạnh đó, các sản phẩm như máy móc thiết bị điện và điện tử (đồ điện gia dụng, máy tính, điện thoại cầm tay), đồ gỗ nội ngoại thất, dệt may, giày dép, sợi nhân tạo, vật liệu xây dựng và thiết bị vệ sinh cũng là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu vào thị trường này.

Do Romania có nhu cầu khá lớn về các mặt hàng trên và Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp khác cả về giá cả và chất lượng.

Một lĩnh vực khác mà doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác là xuất khẩu lao động. Do những năm gần đây, một lượng lớn lao động của nước này đã di cư sang các nước EU khác nên Romania hiện đang trong tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng.

Trong thời gian tới, theo dự báo từ Bộ Công Thương, Romania sẽ thiếu hụt khoảng 1 triệu lao động. Số liệu thống kê chính thức của Bộ Lao động Romania cho thấy tổng số lao động nước ngoài đến từ khu vực ngoài EU (non-EU foreign employees) tại Romania bao gồm cả lao động thường xuyên và tạm thời, vào thời điểm tháng 7/2018 là 17.089 người - mức cao kỷ lục từ trước tới nay; trong đó, Trung quốc và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước đứng đầu về số lượng lao động nhập cư vào Romania.

Việc quốc hội Romania gần đây sửa đổi quy định về mức lương tối thiểu trả cho lao động đến từ các nước ngoài EU, từ mức tương đương với mức lương trung bình của lao động bản xứ xuống mức tương đương mức lương tối thiểu của người bản xứ; cũng như việc ký MOU về hợp tác lao động Việt Nam - Romania vào cuối tháng 11 vừa qua sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lao động Việt Nam sang làm việc tại thị trường này.      

Để thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới, theo lãnh đạo Bộ Công Thương, việc trước mắt là Chính phủ hai nước sẽ nỗ lực để Hiệp định EVFTA sớm được ký kết, phê chuẩn. Trong tương lai, hai bên cần tiếp tục tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao và cấp Bộ, ngành để mở đường cho thương mại, đầu tư, xuất khẩu lao động; tận dụng tối đa cơ chế của Ủy ban hỗn hợp để thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp hai bên; cũng như khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp đi khảo sát thị trường và tham dự các hoạt động hội chợ, triển lãm.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

TIN MỚI

Return to top