ClockThứ Bảy, 17/10/2015 16:13

Việt Nam: Cứ 112 bé trai mới có 100 bé gái

TTH.VN - Tình trạng mất cân bằng giới ở Việt Nam hiện ở ngưỡng 112,2 bé trai/100 bé gái và xu hướng này có chiều hướng tiếp tục gia tăng. Đáng nói, 55/63 tỉnh thành có tỷ số giới tính khi sinh cao trên 108 bé trai/100 bé gái. 


Cùng cam kết cùng thực hiện giảm chênh lệch giới tính khi sinh. Ảnh: Tú Anh

Tại Lễ phát động “Ngày hội chung tay hành động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” diễn ra ngày 17/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn bày tỏ những lo ngại do tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ảnh hưởng tiêu cực tới cấu trúc dân số Việt Nam.

Theo đó, tình trạng mất cân bằng giới tính tại Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2000, tỉ lệ này là 106,2 bé trai/100 bé gái thì đến năm 2014 con số này đẵ tăng lên 112,2 bé trai/100 bé gái.

Với tốc độ chênh lệch giới tính ngày càng gia tăng, nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050 Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa 2,3 - 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn. Tình trạng thừa nam, thiếu nữ còn gây ra các hậu quả về lâu dài và nghiêm trọng, như việc thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm hơn và có thể bỏ học để lập gia đình. Có thể có sự gia tăng về nhu cầu mại dâm, dẫn đến việc gia tăng đường dây buôn bán phụ nữ...

Trên thế giới, tình trạng “thiếu hụt” phụ nữ cũng ở mức nghiêm trọng. Theo bà Ritsu Nacken, Quyền trưởng đại điện Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, toàn châu Á hiện thiếu hụt tới 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính khi sinh và nó sẽ gây ra những nguy cơ như trên.

Vì thế, Lễ phát động “Ngày hội chung tay hành động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” với chủ đề “Không phân biệt giới, không lựa chọn giới tính thai nhi” nhằm hướng tới mục tiêu quyền con người để xóa bỏ bất bình đẳng giới, đảm bảo nhân phẩm và các quyền con người của mỗi cá nhân, phụ nữ, trẻ em.

Chiến dịch cũng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguyên nhân và hậu quả của việc lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới, cũng như kêu gọi nhiều nỗ lực hơn nữ từ Chính phủ và các cơ quan liên quan cùng chung tay để chấm dứt hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Bà Ritsu Nacken kêu gọi sự nỗ lực của tất cả mọi người để hướng tới một đất nước Việt Nam hiện đại, nơi mà phụ nũ và nam giới, bé trai hay bé gái đều được đối xử công bằng. Phụ nữ và trẻ em gái đều có những cơ hội để thành công trong cuộc sống như nam giới; bé gái và bé trai được tôn trọng như nhau. Đại diện UNFPA cũng cam kết sẽ chung tay, hỗ trợ hết sức Việt Nam nhằm chấm dứt hiện tượng mất cân bằng giới tinh khi sinh.

Tại ngày hội cũng đã diễn ra lễ ý cam kết không cung cấp thực hiện dịch vụ sàng lọc giới tính thai nhi.Cũng trong chiến dịch này, từ ngày 1/10 đến ngày 30/11, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình phối hợp với UNFPA tổ chức cuộc thi kể chuyện bằng hình ảnh “Con gái thật tuyệt” trên mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ của cộng đồng về vai trò, giá trị của con gái trong gia đình và xã hội.

Hồng Hải (Theo Dantri)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia

Ngày 17/4, Trung tâm Huyết học Truyền máu – Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt Đại học Huế, Ngân hàng Máu sống Cố đô và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho các bệnh nhân Hemophilia.

Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước

Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”, sáng 16/4 Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến với các điểm cầu trong nước nhằm đánh giá những kết đạt được cũng như những tồn tại hạn chế, bài học kinh nghiệm để đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước
Return to top