Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về di sản thế giới được công nhận
TTH - Sáng 30/7, tại Hà Nội, Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia (DSVHQG) họp phiên thứ nhất.
Tại phiên họp đầu tiên, Hội đồng DSVHQG báo cáo chương trình hoạt động năm 2015 với 2 nội dung chính: Góp ý cho Thủ tướng Chính phủ về một số dự án phát triển KT-XH liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa; tổ chức một hội thảo quốc gia với chủ đề “Bảo tồn di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững”, đồng thời khảo sát thực tế một số khu di sản trọng điểm.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao-Du lịch Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao kết quả hoạt động của Hội đồng DSVHQG trong nhiệm kỳ qua, nhất là việc thẩm định các hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận các di sản vật thể, phi vật thể tiêu biểu, như: hồ sơ di sản Tràng An, hồ sơ tái đề cử của vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, 7 hồ sơ văn hóa phi vật thể; thẩm định và đề nghị Thủ tướng ra quyết định công nhận 79 hiện vật/nhóm hiện vật là Bảo vật quốc gia… Đến nay, Việt Nam có 8 di sản thế giới, 62 di tích đặc biệt cấp quốc gia, 3.258 di tích cấp quốc gia, 7.535 di tích cấp tỉnh, 148 bảo tàng, quản lý gần 3 triệu cổ vật, trong đó có hơn 2.000 sưu tập cổ vật quý hiếm. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng đầu về di sản thế giới được UNESCO công nhận, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản vẫn còn gặp rất nhiều khó khan do mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, do nguồn lực hạn chế đầu tư cho di sản, do nhận thức không đồng đều về di sản trong các tầng lớp xã hội… Nhiệm kỳ này, Bộ trưởng mong muốn các ủy viên Hội đồng nỗ lực hoạt động, phát huy trí tuệ để đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
YÊN CHI
- Hoa cải vàng cứ chao trong gió (07/03)
- Cô gái Huế nặng lòng với làng hoa giấy Thanh Tiên (06/03)
- Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản độc đáo triều Nguyễn (05/03)
- Mặc áo dài đi thăm di tích (05/03)
- Được miễn vé khi mặc áo dài tham quan di tích trong dịp 8/3 (04/03)
- Giảm 50% phí tham quan di tích đối với khách tham quan theo tour (03/03)
- Nhận diện, phát huy bản sắc văn hóa Huế (03/03)
- Chuyện xôi chè (28/02)
-
Mặc áo dài đi thăm di tích
- Thắt chặt vòng ngoài, khóa kỹ vòng trong, kiểm soát vòng giữa
- Du xuân, chụp ảnh tết ở vùng cao A Lưới
- Nhân văn lễ tiến xuân
- Một thời con trâu
- Cuối năm đóng cửa rừng, ra Tết hai làng An Cư mở hội
- Bài thơ con trâu của vua Thiệu Trị
- Trâu trong hội họa: Biểu trưng cho sự bình yên, no đủ
- Sương tháng chạp
- Cầu ngói Thanh Toàn lưu thông trở lại
-
Chuyện xôi chè
- Nhận diện, phát huy bản sắc văn hóa Huế
- Cô gái Huế nặng lòng với làng hoa giấy Thanh Tiên
- Mặc áo dài đi thăm di tích
- Được miễn vé khi mặc áo dài tham quan di tích trong dịp 8/3
- Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản độc đáo triều Nguyễn
- Giảm 50% phí tham quan di tích đối với khách tham quan theo tour
- Hoa cải vàng cứ chao trong gió