ClockThứ Tư, 02/11/2016 13:46

Việt Nam, Indonesia hướng đến phát triển năng lượng mặt trời

TTH.VN - Indonesia và Việt Nam đang hướng đến việc tiếp bước Thái Lan phát triển năng lượng mặt trời tại khu vực Đông Nam Á, bước đầu tiến tới mục tiêu ưu tiên năng lượng xanh trong bối cảnh thỏa thuận làm giảm ô nhiễm toàn cầu bắt đầu có hiệu lực.

Trên 110 triệu hộ gia đình EU có thể sản xuất năng lượngChi phí tạo ra điện từ năng lượng mặt trời sẽ giảm 59% vào năm 2025Dubai sắp xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giớiDoanh nghiệp Việt chật vật giải bài toán năng lượng sạch

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng xanh giúp làm giảm ô nhiễm. Ảnh: Reuters

Các quốc gia trên thế giới đang chịu áp lực ngày càng cao trong việc làm giảm lượng khí thải carbon từ các nhà máy điện đốt than, giữa lúc Hiệp định khí hậu Paris mang tính bước ngoặt sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 4/11 tới, sau khi được ký kết hồi tháng 12 năm ngoái.

Indonesia và Việt Nam đều hướng đến việc mỗi nước sẽ đạt công suất điện năng lượng mặt trời hàng năm ít nhất là 5 gigawatt (GW) từ năm 2020, tăng từ con số gần như bằng 0 hiện nay, quan chức của cả hai chính phủ nói với Reuters. Theo đó, mức công suất này sẽ chiếm khoảng 9% lượng điện dự kiến ​​tại Indonesia và Việt Nam trong thập kỷ tới.

Sự thúc đẩy của khu vực trong lĩnh vực năng lượng mặt trời sẽ tạo đà cho sự phát triển công nghệ toàn cầu và có thể đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp như tập đoàn Năng lượng tái tạo CMX của Canada, cũng như công ty Năng lượng mặt trời Shinsung và Hanwha Q-Cells của Hàn Quốc.

"Quá trình này sẽ diễn ra rất nhanh khi chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để xây dựng", ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, cho biết bên lề một hội nghị chuyên ngành vào tuần trước.

Tuy nhiên thông thường, khoản chi phí ban đầu vẫn được coi là một cản trở lớn cho các dự án năng lượng mặt trời. Do đó, cả Indonesia và Việt Nam sẽ cung cấp cơ hội cho các khoản trợ giá thông qua việc áp dụng mức giá FIT (feed-in-tariff) - mức giá bán áp dụng cho điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo, cho phép các nhà sản xuất ấn định mức giá cụ thể trong một vài năm.

"Nếu chúng ta thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời, nó phải được hỗ trợ", một quan chức Việt Nam cho biết.

"Mức giá FIT đã được ban hành để có thể đạt được mục tiêu 5 GW", ông Maritje Hutapea - đại diện Tổng cục năng lượng tái tạo thuộc Bộ Năng lượng Indonesia cho biết.

Tính đến nay, Thái Lan là nước đi tiên phong trong việc phát triển năng lượng mặt trời tại khu vực Đông Nam Á. Theo một quan chức chính phủ nước này, công suất lắp đặt của nó đạt khoảng 2 GW trong tháng 8/2016, vượt qua mức mục tiêu 1,7 GW trong năm nay.

Với những nước khác trong khu vực, Malaysia có kế hoạch tăng thêm 1 GW công suất điện năng lượng mặt trời vào năm 2020, hoặc 250 MW mỗi năm, Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Công nghệ xanh và Nguồn nước của Malaysia, ông Maximus Ongkili cho hay, tăng cao so với mức 267 MW hiện nay.

Trong khi đó, Philippines đã đạt được mục tiêu trước đó là 500 MW năng lượng mặt trời, nhưng mục tiêu mới hiện chưa được thiết lập, khi chính phủ mới của nước này vẫn đang xem xét cơ cấu năng lượng của đất nước.

Trước mức năng lượng mục tiêu 5GW, các nhà phân tích cho rằng "đây là một động thái tốt và đúng hướng nhưng là mục tiêu đầy tham vọng, không dễ đạt được".

Và mặc dù đẩy mạnh sự phát triển của năng lượng mặt trời trong khu vực, nhưng than đá có thể sẽ vẫn là nguồn năng lượng chính giữa lúc nhu cầu phát triển nhanh, có nghĩa là khu vực Đông Nam Á cần phải tăng gấp đôi công suất phát điện trong thập kỷ tới, các quan chức chính phủ cho biết.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top