ClockChủ Nhật, 30/09/2018 07:40

Viết tiếp ước mơ

TTH - “Hẳn chị từng được nghe rất nhiềungười nói về ước mơ? Em cũng vậy. Cuối cùng, em cũng đã có thể dần chạm đến ước mơ của mình rồi”, Trần Đình Sính chia sẻ cùng chúng tôi trong niềm hạnh phúc được trở thành tân sinh viên Trường đại học (ĐH) Luật Huế khi đã từng có nhiều năm việc học bị gián đoạn.

Chàng thủ khoa người dân tộc Dao Tiền

Hai anh em Trần Đình Sính và Trần Thị Sương cùng nhau nỗ lực để có thể chạm đến ước mơ của mình

Khao khát được học

Chúng tôi gặp hai anh em tân sinh viên nghèo trong một căn trọ nhỏ dành cho sinh viên nằm ở dốc Nam Giao. Trần Đình Sính là sinh viên lớp Luật Kinh tế K42 E, Khoa Luật Kinh tế, Trường ĐH Luật Huế. Ở tuổi 26, Sính vẫn miệt mài sách vở. Gia cảnh khó khăn, ba bệnh không có khả năng lao động, mẹ làm nông, mới học lớp 9, em phải bỏ học, một thân một mình vào TP. Hồ Chí Minh làm việc. Suốt 6 năm bám ở đó, em làm qua nhiều nghề, như nhân viên phục vụ quán café, quán ăn hay quán karaoke.

Nhiều năm chỉ tập trung kiếm tiền, con chữ của những ngày xưa đã rơi rớt đi nhiều nhưng trong thâm tâm, niềm khao khát được trở lại học tập vẫn bùng cháy trong em. Sau 6 năm dài đằng đẵng, Sính quyết quay về quê hương, vì quá tuổi nên em tham gia học lại từ lớp 9 ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hương Trà, đến năm lớp 12 em chuyển vào học ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên TP. Huế.

Giống với người anh trai, Trần Thị Sương, sinh viên lớp Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Khoa Du lịch - Đại học Huế bỏ dở việc học ở năm lớp 7 rồi đi làm xa suốt 3 năm, từ làm nhân viên phục vụ quán ăn đến công nhân may. Vừa lần giở những trang sách, Sương trải lòng: “Trong những năm tháng ấy, khao khát được học không ngừng thôi thúc, em quyết định quay về Huế nối lại nghiệp học còn dang dở”. Vậy là hai anh em cách nhau 5 tuổi cùng trở về học chung một khối, viết tiếp những ước mơ "nghiên bút" dang dở.

Chạm tới ước mơ

 “Khi quay trở lại học, điều khó khăn nhất đối với em là việc tiếp thu kiến thức. Để khắc phục, em tập trung nghe thầy cô giảng bài trên lớp, chưa hiểu điều gì em trực tiếp gặp nhờ thầy cô giải đáp. Việc học đối với em dần trở thành niềm say mê, càng được học em lại càng thấy thích thú”, Sính say sưa.

Điều thú vị là cả hai anh em đều yêu thích và học rất tốt môn lịch sử. Trong năm học lớp 12 (2017 – 2018), Sính và Sương cùng thi học sinh giỏi môn lịch sử cấp tỉnh, rồi anh “ẵm” giải nhất, em gái giành giải nhì trong kỳ thi này. Thầy giáo Nguyễn Hà, giáo viên môn lịch sử Trung tâm Giáo dục Thường xuyên TP. Huế, người thầy thân thiết của hai anh em Sính và Sương, nhận xét: “Hai em là những người học trò chăm chỉ, thông minh, luôn luôn đào sâu tìm tòi, cố gắng trong học tập, điều đó thật đáng quý”.

Trước kỳ thi THPT Quốc gia 2018, Sính và Sương tận dụng tối đa thời gian để tự học, rồi cùng nhau trao đổi bài vở. Kết quả, Trần Đình Sính đậu đại học với số điểm 23,5 và là người có điểm thi môn lịch sử (8,75 điểm) cao thứ hai tỉnh Thừa Thiên Huế; Sương đậu đại học với số điểm 19,75.

Sương chia sẻ: “Em và anh trai vỡ òa trong niềm hạnh phúc vì cùng nhau đậu đại học.

Hai anh em tân sinh viên người chạy xe ôm Grab, người làm thêm ở quán café để trang trải sinh hoạt phí nhưng chưa từng nản lòng. Các em tâm niệm, bông hoa nở từ giông bão sẽ là bông hoa đẹp nhất, cũng như con người cần luôn kiên cường, cố gắng để vượt qua nghịch cảnh.

Bài, ảnh: PHƯỚC LY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Gần 1.000 học sinh tham gia Ngày hội trải nghiệm ước mơ

Ngày 3/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh phối hợp với Trường cao đẳng Du lịch Huế tổ chức chương trình Ngày hội trải nghiệm ước mơ năm 2024 dành cho học sinh lớp 9 các trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn tỉnh.

Gần 1 000 học sinh tham gia Ngày hội trải nghiệm ước mơ
Du học khi ước mơ đủ lớn

Không dễ có quyết định cho con sống xa nhà tận trời Tây, khi các em đang ở độ tuổi “Ăn chưa no, lo chưa tới”. Tuy nhiên, với nhiều chương trình du học hấp dẫn mời gọi, nhiều phụ huynh sẵn sàng chi “tiền trăm, bạc triệu” cho con có những trải nghiệm thú vị ở xứ người.

Du học khi ước mơ đủ lớn
Return to top