ClockThứ Năm, 29/11/2012 01:52

Vĩnh biệt nhà quay phim tài ba Lê Đình Ấn

TTH - Trên thực tế rất ít người biết nhà quay phim, nghệ sĩ ưu tú Lê Đình Ấn quê ở Huế, bởi từ năm 1951, ông đã rời Huế vào lập nghiệp ở Sài Gòn bằng nghề chụp hình và quay phim.

Trước năm 1975, mặc dù đã quay 4 phim truyện, trong đó có những phim do đạo diễn nước ngoài đảm trách nhưng ông chỉ thật sự nổi bật khi hợp tác với các hãng truyền hình nước ngoài như NHK của Nhật, ABC và CBS của Hoa Kỳ thực hiện các phim phóng sự và tài liệu, chủ yếu là về đề tài chiến tranh ở Việt Nam.

Nhà quay phim Lê Đình Ấn đang tác nghiệp tại phim trường. Ảnh: Internet

Sau giải phóng, Lê Đình Ấn trở thành nhà quay phim cho Hãng phim Giải phóng.

Nhờ có tay nghề vững vàng nên ông được nhiều đạo diễn tên tuổi tin cậy mời hợp tác.

Khán giả ở Huế nhiều người đã từng được xem bộ phim truyện như: Cô Nhíp, Trận tuyến trên sông, Lê Thị Hồng Gấm, Cư xá màu xanh, Ngọn lửa Krông Jung, Về nơi gió cát, Xa và Gần, Cho đến bao giờ, Lối rẽ trái trên đường mòn, Đất lạ, Về đời, Cơn lốc đen, Chân dung màu đỏ, Có một tình yêu như thế, Con thuyền bị đánh đắm, Bản tình ca cuối cùng, Trang giấy trắng...

Đặc biệt, những bộ phim truyện lấy Huế làm bối cảnh, với hiểu biết sâu sắc của mình nhà quay phim Lê Đình Ấn đã chuyển tải thành công nội dung của kịch bản và ý đồ của đạo diễn. Chính ông đã cùng với Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn đã góp công làm tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán trở thành bộ phim truyện đặc sắc nhất hay phim Bụi Hồng do Hồ Quang Minh Đạo diễn từ kịch bản của nhà văn Ngụy Ngữ.

Đạo diễn Huy Thành cho biết, sau khi nhận lời quay cho bộ phim màu đầu tiên ở miền Nam sau giải phóng, nhà quay phim Lê Đình Ấn sau khi tham khảo tài liệu đã tự mình mày mò quay và in thử. 6 tháng sau, ông mới dám khẳng định rằng: quay được, tạo tiền đề để ông tiếp tục quay các bộ phim màu như Bản tình ca cuối cùng.

Nhờ thực hiện thành công rất nhiều bộ phim nên nhà quay phim Lê Đình Ấn đã được Đạo diễn J.J. Annaud mời cùng tham gia quay bộ phim truyện Người Tình.

Đồng nghiệp của ông nhận xét: khi nhận một kịch bản, Lê Đình Ấn đọc rất kỹ và tự mình phác thảo những cảnh dự định quay, dù ai cũng biết: ý tưởng khuôn hình là của đạo diễn nên ông thường trao đổi, góp ý cho đạo diễn để lúc ra hiện trường họ phối hợp với nhau rất ăn ý, nhờ vậy mà trước khi từ giã cõi đời ông đã để lại cho hậu thế nhiều bộ phim nổi tiểng nhờ khả năng làm chủ máy quay với những cú bấm máy đẹp, góp phần nêu bật được ý tưởng chủ đạo của phim.

Nhà quay phim, Nghệ sĩ ưu tú Lê Đình Ấn vĩnh biệt chúng ta ở tuổi 82.

Đạo diễn Phạm Hữu Thu (Chi hội trưởng Điện ảnh Việt Nam tại Huế)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top