ClockThứ Ba, 02/02/2016 05:46

Vinh danh đặc sản Huế

TTH - Bún bò và 10 món ăn dân dã do các nghệ nhân và người dân Huế chế biến đạt kỷ lục châu Á và Việt Nam khẳng định vị thế và sức hấp dẫn của đặc sản Huế.

Nâng tầm ẩm thực

Là một trong những món ăn dân dã mang đậm bản sắc văn hóa Huế, bún bò từ lâu đã được người dân và du khách biết đến và xem đây là món điểm tâm chính trong thực đơn của gia đình. Với tên gọi bún bò Huế, song nồi bún bò hội tụ nhiều món ngon như bún bò, giò, cua, chả, huyết được chế biến công phu và khâu lựa chọn thực phẩm cẩn thận. “Nấu bún phải đun nhỏ lửa để nước không bị đục, có màu trong tự nhiên và thịt vừa chín tới. Các loại thực phẩm chế biến như heo, bò, chả phải thật tươi thì thịt mới thơm và ngọt nước. Để nồi bún bò ngon, mang đậm hương vị Huế người chế biến không thể bỏ qua hai nguyên liệu chính đó là xả và ruốc, bởi đây là hai loại gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho món ăn này”, mệ Nguyễn Thị Nghi trú tại phường Vỹ Dạ, người có thâm niên nấu bón bò hơn 20 năm chia sẻ.

Chế biến tôm chua tại Công ty TNHH Tấn Lộc Huế

Cùng với bún bò Huế, 10 món ăn mang hương vị Huế gồm chè hạt sen, tôm chua, ruốc, mè xửng, tré, thanh trà, bánh khoái, bánh lọc nhân tôm, bánh bèo và cơm hến đã được người tiêu dùng đánh giá cao và Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục, mang đến cơ hội quảng bá rộng rãi đến với người dân và du khách trong, ngoài nước. Các món ăn này có mặt khắp nơi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các tuyến phố chính trên địa bàn TP Huế, tạo sức hút để thu hút khách bên cạnh các mặt hàng lưu niệm và quà tặng mang thương hiệu Huế.

Theo thống kê của Hiệp hội tôm chua Huế, hiện toàn tỉnh có trên 50 cơ sở sản xuất tôm chua với các tên gọi như Tấn lộc, Tô Việt, Bà Duệ, Bà Mãng, Bà Mai... Các sản phẩm tôm chua Huế hiện đã có mặt ở nhiều siêu thị trong và ngoài tỉnh và xuất khẩu sang các nước Lào, Thái Lan, Pháp. “Muốn chế biến được tôm chua ngon, đúng điệu tôm chua Huế cần phải chọn loại tôm tự nhiên tươi ở các vùng đầm phá Tam Giang, rửa sạch và ngâm muối, đường từ 1-2 tháng sau đó mới cho vào hủ. Các định mức riềng, muối, đường và ớt phải tuân theo tỷ lệ chuẩn”, bà Lê Thị Lệ, người có thâm niên chế biến tôm chua trên 10 năm của Công ty TNHH Tấn lộc chia sẻ. 

Ông Trần Cao Phúc, Chủ tịch Hiệp hội Tôm chua Huế, Giám đốc Công ty TNHH Tấn lộc cho biết: “Sau khi được xác lập kỷ lục Việt Nam, hiệp hội thành lập ban quản lý để quản lý chất lượng sản phẩm tôm chua của các thành viên trong hội nhằm nâng cao chất lượng và hạn chế tình trạng một số cơ sở không thực hiện đúng quy tắc trong khâu chế biến gây ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng sản phẩm. Trong đó, nếu các cở đảm bảo chỉ tiêu trên 70% định mức tôm trở lên mới được hiệp hội dán nhãn Tôm chua Huế.”

Mè xửng Thiên Hương được quảng bá rộng rãi

Tăng cường quảng bá

Tại đêm vinh danh các đặc sản Huế 17/1, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Thừa Thiên Huế, ông Đinh Mạnh Thắng cho rằng: “Để các thương hiệu đặc sản Huế ngày càng phát triển và đến gần hơn với du khách, sắp tới hiệp hội tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu các món ẩm thực hấp dẫn về những kỹ thuật chế biến tinh tế, công phu thông qua các chương trình khai hội Văn hóa, Thể thao & Du lịch năm 2016 cũng như thông qua các kênh quảng bá trên website của các khách sạn trong cả nước. Đây sẽ là cơ hội để tiếp tục khơi dậy niềm tự hào đối với các thương hiệu đặc sản đặc sắc nhằm góp phần gìn giữ và quảng bá rộng rãi những giá trị tinh túy, đưa đặc sản Huế trở thành tinh hoa của ẩm thực Việt.”

Để tôn vinh và bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sản Huế, UBND tỉnh đã phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu các đặc sản tỉnh đến năm 2020 nhằm xây dựng, quản lý, phát triển các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý của các đặc sản địa phương trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, uy tín và giá trị kinh tế, giá trị văn hóa của đặc sản trên thị trường trong và ngoài nước. Theo đó, các tổ chức quản lý, DN và cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh đặc sản phải có đầu tư thích đáng trong việc xây dựng thương hiệu; khuyến khích và tạo điều kiện cho các DN, cơ sở tham gia xây dựng thương hiệu đặc sản tỉnh. Theo chiến lược, sẽ có ít nhất 5 đặc sản của tỉnh đăng ký ra thị trường tiềm năng ở nước ngoài.

Ông Nguyễn Thanh, TUV, Giám đốc Sở Công thương khẳng định: “Thông qua các chương trình kết nối tiêu thụ giữa các nhà phân phối lớn với các DN, cơ sở sản xuất địa phương, thời gian qua nhiều đặc sản Huế đã có mặt ở các trung tâm thương mại, siêu thị lớn trên toàn quốc. Sắp tới, sở tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến kết nối tiêu thụ để đưa các đặc sản vừa được xác lập kỷ lục vào kênh siêu thị, đồng thời hoàn thiện và đưa vào hoạt động website giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của Huế để phục vụ nhu cầu tìm hiểu của người dân và du khách.”

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy tiêu thụ hàng lưu niệm - đặc sản Huế

Sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đón đầu thời cơ mở cửa thị trường du lịch quốc tế và phát triển thị trường tiêu thụ, Trung tâm Xúc tiến thương mại (XTTM), Sở Công thương đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu và hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm đặc sản theo chuỗi giá trị và hàng lưu niệm.

Thúc đẩy tiêu thụ hàng lưu niệm - đặc sản Huế
Chị em tiểu thương chợ Đông Ba trổ tài

Hoạt động thi trưng bày gian hàng đặc sản, trình diễn thời trang áo dài... được Ban Quản lý (BQL) chợ Đông Ba tổ chức chiều 8/3 nhân kỷ niệm 112 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ, đồng thời thắt chặt tình đoàn kết giữa tiểu thương và cán bộ công nhân viên đơn vị.

Chị em tiểu thương chợ Đông Ba trổ tài
Thúc đẩy tiêu thụ đặc sản Huế

Dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, song nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất đặc sản Huế đã liên kết với các DN, đại lý trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, chuyển đổi từ bán hàng trực tiếp sang các kênh thương mại điện tử (TMĐT), góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh (SXKD), mở rộng thị trường.

Thúc đẩy tiêu thụ đặc sản Huế
Nghĩ từ “Món Huế 36 phố phường”

Huế mở rộng đã có 36 phường, xã nên nhiều người nói vui rằng từ nay đặc sản Huế đã có thể gọi là “Món Huế 36 phố phường”. Việc giới thiệu đặc sản truyền thống địa phương tại tuyến phố đi bộ Hoàng thành Huế đã làm cho Huế trở nên nhộn nhịp từ những ngày trước tết.

Nghĩ từ “Món Huế 36 phố phường”
“Chạm” vào cảm xúc khách hàng

Nếu thương hiệu cho khách hàng biết doanh nghiệp (DN) là ai và hoạt động trong lĩnh vực nào thì câu chuyện về “lịch sử - nguồn gốc” sản phẩm khiến khách hàng nhớ về chúng lâu hơn.

“Chạm” vào cảm xúc khách hàng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top