ClockChủ Nhật, 19/04/2015 10:14

Vinh Thái - Vùng đất ven phá trở mình

TTH - Xã Vinh Thái (huyện Phú Vang), trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ là "vùng lõm" cách mạng, chiến công lẫy lừng. Đến nay, vùng đất ven phá đã trở mình...

Nhắc lại quá khứ, ông Đỗ Viết Tư - Chủ tịch UBND xã Vinh Thái tự hào: “Vinh Thái nổi tiếng với trận đánh ở cánh đồng Thanh Lam Bồ trong kháng chiến chống Pháp, đã tiêu diệt gần 1.000 tên địch, thu nhiều khí giới. Tháng 7/1951, Vinh Thái được Bác Hồ gửi thư khen ngợi, địa phương có 2 cá nhân và một tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân”.

Mô hình nuôi cá lồng ở Vinh Thái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao

Bước ra thời bình, Đảng bộ, chính quyền cùng Nhân dân xã Vinh Thái đã từng bước xây dựng xã nhà ngày càng khởi sắc. Năm 1994, bước tiến đầu tiên của Vinh Thái trong lĩnh vực nông nghiệp là gieo sạ thay hình thức cấy, làm tăng năng suất, sản lượng, diện tích lúa. Đảng bộ, chính quyền xã Vinh Thái đã tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất. Năm 2010, diện tích lúa 2 vụ toàn xã 1.248 ha, sản lượng đạt trên 8 nghìn tấn; năm 2014, diện tích lúa tăng lên 1.498 ha, sản lượng đạt gần 9 nghìn tấn. Ông Nguyễn Tâm, nông dân thôn Mong A hồi tưởng: “Hồi đó thủy lợi, giao thông khó khăn, năng suất sản lượng lúa thấp. Có ai nghĩ được ở vùng đất Vinh Thái bây giờ làm lúa đạt được gần 60 tạ/ha chứ”.

Đảng bộ, chính quyền xã Vinh Thái luôn chú trọng quan tâm đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đê bao bị vỡ với kinh phí gần 1 tỷ đồng như đê bao sông Thiệu Hóa, Diêm Tu; xây mới kênh mương trạm Mong B; nạo vét kênh tưới và đắp đê nội đồng ở 6 thôn. Đặc biệt, dự án Đê tả Đại Giang đang triển khai từ nguồn vốn Trung ương, dự kiến sẽ đầu tư xây dựng ở Vinh Thái với chiều dài 6km, kinh phí khoảng 60 tỷ đồng. Có được hệ thống đê này, nhiều xứ đồng ở Vinh Thái triển khai làm được ruộng hai vụ, tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, thế mạnh nuôi cá lồng, cá nước ngọt đang từng bước được khai thác . Ông Đỗ Viết Tư - Chủ tịch UBND xã Vinh Thái thông tin: “Địa phương hướng dẫn quy trình kỹ thuật vệ sinh ao hồ, thả cá theo đúng khung lịch thời vụ và đa dạng hóa các loại giống. Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - lâm - ngư tỉnh, đã mở lớp tập huấn mô hình nuôi cá lồng, ếch tại thôn Kênh Tắc đạt kết quả cao.” Đến nay, toàn xã có gần 100 ha cá nước ngọt, 120 lồng cá, tăng gần 100 lồng so với năm 2010. Tổng sản lượng thu được năm 2014 là 444 tấn. Tổng giá trị chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ước đạt 119 tỷ đồng.
Hướng đến dịch vụ

"Hiện Vinh Thái có thu nhập bình quân trên đầu người gần 30 triệu đồng/năm. Thời gian tới, địa phương tiếp tục thực hiện các chính sách thu hút đầu tư và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm. Trong đó, ưu tiên vốn đầu tư các công trình phát triển sản xuất, phục vụ dân sinh" - ông Đỗ Viết Tư - Chủ tịch UBND xã Vinh Thái.

Từ trụ sở UBND xã Vinh Thái, nhìn ra là những mái nhà cao tầng san sát, hỏi ra mới biết đó là “cơ ngơi” của những hộ gia đình chủ lò bánh mì. Ông Đỗ Viết Tư- Chủ tịch UBND xã Vinh Thái cung cấp một con số khá ấn tượng: “Từ trận lũ 1999, Vinh Thái chưa có một lò bánh mì nào, nhưng đến nay có 225 lò bánh từ trong đến ngoài tỉnh do bà con ở địa phương làm chủ. Đặc biệt, trong đó có 15 lò đã “theo chân” các hộ gia đình sản xuất tại Lào. Nghề làm bánh mì đã tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động của địa phương, với thu nhập 10 triệu đồng/người/tháng”.
Từ cơ sở bánh mì nhỏ lẻ đầu tiên, những người con Vinh Thái đã mang thương hiệu quê hương đi mọi miền đất nước. Bà Nguyễn Thị Lành, chủ tiệm bánh Su Bin, thôn Thanh Lam Bồ tâm sự: “Khi cao điểm, gia đình phải huy động hết nhân lực mới làm hết việc. Bà con làm bánh, có điểm phân phối lớn ở các tỉnh, họ xây nhà lầu, xe ô tô là bình thường.” Để tạo điều kiện phát triển bền vững, liên kết làm ăn giữa các chủ lò, đầu năm 2015, UBND xã đã thành lập Hiệp hội bánh mì xã Vinh Thái. Những “ông chủ” lớn thành công từ thương hiệu bánh mì Vinh Thái dù làm ăn ở các tỉnh vẫn luôn hướng về quê hương. Năm 2012, ông Phan Quang Trung và một số chủ lò đã ủng hộ 90 triệu đồng làm nhà, giúp đỡ những hộ nghèo trong xã.
Ngoài ra, về phát triển dịch vụ, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp Vinh Thái cũng có sự biến chuyển tích cực. Hiện, trên toàn xã có 7 máy gặt đập liên hợp, 15 máy gặt cầm tay và 74 máy làm đất phục vụ trên 90% diện tích lúa gieo sạ. Đóng góp quan trọng tạo nguồn thu cho các hộ gia đình còn là lực lượng lao động ở các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Malaysia...
Hà Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top