ClockThứ Năm, 18/08/2016 13:31

Vĩnh Tu - bến đò lịch sử...

TTH - Bến đò Vĩnh Tu, xã Quảng Ngạn (Quảng Điền) – một địa điểm gắn liền với những hoạt động của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong những năm đầu diễn ra Cách mạng Tháng Tám 1945.

Sau khi bị thực dân Pháp bắt và chuyển từ nhà lao Lao Bảo (Quảng Trị) về đày ở nhà lao Buôn Ma Thuột, đồng chí Nguyễn Chí Thanh (lúc đó mang tên Nguyễn Vịnh) đã gặp các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Chu Văn Biên, Ngô Đức Đệ và nhiều đồng chí cách mạng lớp trước. Một ngày vào cuối năm 1941, thừa lúc bọn địch sắp thả số tù nhân mãn hạn, Nguyễn Vịnh cùng hai người nữa là Lê Tất Đắc và Phan Văn Dứa trong tổ đi lấy củi đã bí mật tổ chức vượt ngục Buôn Ma Thuột nhắm hướng mặt trời về xuôi.

Bến đò Vĩnh Tu – nơi diễn ra hoạt động cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Qua nhiều ngày cải trang, bí mật di chuyển, tháng 2/1942, đồng chí Nguyễn Vịnh về đến Quảng Điền. Sau một thời gian tìm hiểu tình hình, nắm bắt yêu cầu của phong trào cách mạng trong tỉnh, thông qua Chi bộ Niêm Phò (Quảng Thọ), tháng 7/1942, đồng chí quyết định triệu tập hội nghị cán bộ Đảng trong tỉnh về họp tại đầm Vĩnh Tu (khu vực bến đò Vĩnh Tu). Hội nghị đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lâm thời gồm 5 đồng chí: Nguyễn Vịnh, Lê Hải, Lê Minh, Trần Bá Song, Hoàng Tiến, do đồng chí Nguyễn Vịnh làm bí thư. Đồng chí Nguyễn Vịnh đã phân tích tình hình chung, phổ biến tinh thần các Nghị quyết 6 và 8 của Trung ương mà đồng chí tiếp thu được trong thời gian ở nhà lao Buôn Ma Thuột. Theo đó, chủ trương của Trung ương là thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh).

Ông Trần Đình Thủ, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Quảng Ngạn lật những trang lịch sử, cho biết: “Nhiệm vụ trước mắt lúc bấy giờ là tận dụng những điều kiện hợp pháp để tuyên truyền cho Nhân dân thấy rõ bộ mặt thật của thực dân Pháp, về phát xít Nhật với những chiêu bài mị dân xảo trá và bịp bợm; tổ chức và lãnh đạo Nhân dân đòi quyền sống, thông qua đấu tranh để tập hợp, giáo dục quần chúng và rèn luyện đảng viên; tập hợp lực lượng, hình thành trung tâm lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh và nhất là hiểu rõ, cụ thể hóa đường lối của Trung ương Đảng vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Thừa Thiên, giải quyết những vấn đề bức thiết đang đặt ra; tạo chuyển biến quan trọng trong phong trào Cách mạng Tháng Tám năm 1945”.

Những con người làm nên lịch sử Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở thôn Vĩnh Tu nay hầu hết không còn bởi các cụ đã tuổi cao sức yếu, theo quy luật của thời gian. Lão ngư Nguyễn Nguyệt (93 tuổi) là một trong số ít những người mà chúng tôi may mắn gặp được. Với người dân trong thôn Vĩnh Tu, ông Nguyệt là “người hiếm còn sót lại”, cả đời gắn bó với bến đò này...

Giọng chậm và chắc, lão ngư Nguyễn Nguyệt chia sẻ: “Một đời làm nghề chèo lái trên phá Tam Giang, tui chứng kiến biết bao đổi thay của quê hương mình. Bến đò Vĩnh Tu tuy khác xưa, nhưng đó mãi mãi là địa chỉ được khắc ghi trong lịch sử. Trong ký ức của tui, bến đò lúc đó không chỉ là điểm tổ chức các cuộc hội họp quan trọng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, mà là nơi vận chuyển giao lưu buôn bán hàng hóa giữa các xã bên kia phá Tam Giang.

Bí thư Chi bộ thôn Vĩnh Tu, ông Nguyễn Ngọc Lợi phấn khởi: “Chi bộ có 8 đảng viên, toàn thôn có 227 hộ, với 800 nhân khẩu. Những năm gần đây, nhờ chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nên đời sống người dân vươn lên từng ngày. Ông Trần Ngọc Bắc, ông Đào Văn Xuyến... là những hộ làm ăn khấm khá nhất nhì thôn Vĩnh Tu”.

Ông Trương Văn Thuận, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Quảng Ngạn chia sẻ: “Phát huy truyền thống cách mạng, người dân Vĩnh Tu một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ. Tuy sự kiện đồng chí Nguyễn Chí Thanh về hoạt động tại Vĩnh Tu diễn ra ngắn ngủi, nhưng ai cũng cảm thấy tự hào. Vĩnh Tu là thôn hiện có cuộc sống khá nhất, nhì xã Quảng Ngạn”.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm rõ quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Pháp - Việt trong phong trào Duy Tân

Nhiều vấn đề liên quan đến các lĩnh vực như kinh tế, lịch sử, văn hóa, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học... trong Phong trào Duy Tân đã được các chuyên gia bàn luận, trao đổi tại hội thảo quốc tế “Quá trình Duy Tân tại Huế và Trung bộ trong thời kỳ Pháp thuộc” diễn ra tại TP. Huế ngày 19/12.

Làm rõ quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Pháp - Việt trong phong trào Duy Tân
Dạy và học môn lịch sử chưa được như kỳ vọng

Đó là nhận định được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử trong giai đoạn hiện nay” được Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức sáng 13/12.

Dạy và học môn lịch sử chưa được như kỳ vọng
Chuyện về giao thông Huế từ trong lịch sử

Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách “Hệ thống giao thông ở Thừa Thiên Huế từ thế kỷ XIX đến nay”, dày gần 300 trang, do TS. Phan Tiến Dũng chủ biên, Nxb Thuận Hóa ấn hành.

Chuyện về giao thông Huế từ trong lịch sử
Return to top